5. Tiềm năng và vai trò của ngành du lịch biển đối với kinh tế Việt Nam hiện nay?

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Du lịch đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế biển ở nước ta, đang là hướng ưu tiên phát triển và có mức tăng trưởng khá rõ rệt trong những năm gần đây.

Đặc điểm địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch trên suốt chiều dài đất nước như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả… xen kẽ với các mũi nhô và vũng, vụng ven bờ với khoảng 126 bãi cát biển đẹp, trong đó khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16 km, chưa kể đến hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vụng tĩnh lặng ven các đảo hoang sơ có thể phát triển loại hình du ngoạn, picnic,... Vùng biển ven bờ tập trung tới trên 2.500 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo/cụm đảo có giá trị du lịch như Quan Lạn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,...

Vùng biển nước ta giàu tiềm nang bảo tồn với những giá trị sinh thái tập trung chủ yếu ở hệ thống 13/28 vườn quốc gia; 22/55 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 2 khu bảo tồn biển là Hòn Mun (Khánh Hoà) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam); 17/34 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường ở vùng ven biển và hải đảo ven bờ, trong đó tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; rừng ngập mặn Cần Giờ và vùng quần đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới,... Danh mục 16 khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và được Chính phủ phê duyệt. Du lịch lặn đã bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá trị dịch vụ của rạn san hô.

Theo "100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" (Nxb Thông tin và Truyền thông - 2013)

Trung bình (0 Bình chọn)