8. Khi Luật Biển Việt Nam có hiệu lực cần làm những công việc gì?

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Để có Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, cộng đồng quốc tế trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng. Luật Biển là bộ luật cực kỳ lớn, rất phức tạp, rất dài, chứa đựng nhiều nội dung với những vấn đề khác nhau, phạm vi chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật khác nhau.

Vì vậy, mặc dù Luật Biển Việt Nam đã có hiệu lực, nhưng để đưa vào cuộc sống và làm cho nó phát huy hiệu lực hơn cần phải có thêm những hướng dẫn, bổ sung, sửa chữa thích hợp. Ví dụ về đường cơ sở: Trong Luật Biển Việt Nam có quy định nguyên tắc thiết lập hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982. Tuy nhiên còn có những khu vực còn chưa tuyên bố cụ thể thì vẫn phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy, vẫn cần điều chỉnh bằng một văn bản dưới luật hay bổ sung vào luật này. Phạm vi các vùng biển hiện nay có một số nơi chưa xác định rõ, nên cần phải tiếp tục hoàn thiện...

Trong Luật Biển Việt Nam chủ yếu đề cập đến các định chế xử lý quan hệ trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam còn vấn đề quan trọng mà Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 đã dành quá nửa số chương, mục để đề cập tới; đó là Vùng - Di sản chung của nhân loại - thì Luật Biển Việt Nam, mặc dù đã có một số định nghĩa, nhưng vẫn chưa quy định cụ thể. Trong xu thế phát triển tất yếu của khoa học kỹ thuật, công nghệ nghiên cứu khai thác biển, hy vọng trong những năm sắp tới, việc tham gia nghiên cứu, khai thác Vùng, biển cả của công dân Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn. Thực tế đó đòi hỏi phải có những quy định bổ sung cho Luật Biển Việt Nam để xử lý tốt các quan hệ nảy sinh... Trong thực tế người dân phải đi làm ăn, vùng tranh chấp ở đâu? giải quyết như thế nào? áp dụng luật gì? Đó là những điều cần dày công hơn để chỉnh lý lại những nội dung đã công bố cho chuẩn xác hơn, chi tiết hơn. Càng cụ thể chi tiết càng làm cho Luật Biển Việt Nam dễ dàng đi vào cuộc sống, xứng đáng là công cụ pháp lý quan trọng của công tác quản lý nhà nước trên các vùng biển, hải đảo./

Trung bình (0 Bình chọn)