Hoàng Sa là của Việt Nam

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và xương máu để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đau đáu với một phần lãnh thổ chưa về với đất Mẹ, với mong muốn góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trong thời gian qua, UBND huyện Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực sưu tầm tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý đặc biệt là việc lưu lại những hình ảnh và ký ức của những người đã từng giữ đảo trước ngày 19/01/1974, những người đích thực là công dân của huyện Hoàng Sa trước đây và mãi mãi về sau, để chứng minh một cách thuyết phục với thế giới rằng: Hoàng Sa là của Việt Nam. 

Và ngày 9/1/2012, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa do Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa biên soạn với sự góp sức của các tổ chức, các cơ quan, các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử… đã chính thức ra mắt bạn đọc. Đây là cuốn kỷ yếu quy mô nhất về Hoàng Sa lần đầu tiên được in ấn và phát hành rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho mỗi người dân Việt Nam.
40 năm nhớ về Hoàng Sa (1974 - 2014), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa tái bản Kỷ yếu Hoàng Sa. Trong lần tái bản này, Kỷ yếu Hoàng Sa được cập nhật, chỉnh sửa nhiều nội dung, bổ sung nhiều hình ảnh hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa cùng nhiều tư liệu Hán Nôm và bản đồ có giá trị minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Cuốn sách được tái bản với sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ của Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao; Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng; Cục An ninh Thông tin truyền thông - Bộ Công An; Cục Xuất bản và Cục thông tin đối ngoại thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện Hán Nôm; Ban Tuyên giáo; Sở Khoa học Công nghệ; Sở Thông tin truyền thông thành phố Đà Nẵng; Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tiến sỹ Sử học Nguyễn Nhã; Tiến sỹ Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ; Ông Nguyễn Quang Trung Tiến - Trưởng Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế; Phó Giáo sư - Tiến sỹ Vũ Thanh Ca - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, quản lý Biển và Hải Đảo Việt Nam; Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng; Tiến sỹ Ngô Văn Minh - Học viện Chính trị khu vực III; Tiến sỹ Lê Quý Quỳnh, Cử nhân Hồ Quốc Thắng - Vụ Biển, Ủy Ban Biên giới Quốc Gia cùng nhiều tổ chức và cá nhân khác.
Theo danang.gov.vn
Trung bình (0 Bình chọn)