Quy định công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 19/2017/TT-BTTTT quy định công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
Tài liệu được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền.

Theo đó, nội dung bảo mật Nhà nước trong ngành TT&TT bao gồm: Tin, tài liệu về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói, hồ sơ và các nội dung liên quan khác được quy định tại danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” và danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật” của ngành TT&TT. Tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành TT&TT đang quản lý, sử dụng, lưu giữ trong quá trình phối hợp công tác.

Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy giới thiệu và công văn của cơ quan chủ quản ghi rõ nội dung, mục đích cần tìm hiểu, thu thập. Bên nhận tin không được làm lộ thông tin và không được cung cấp thông tin đã nhận cho bên thứ ba. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện chỉ được cung cấp tin theo đúng nội dung đã được phê duyệt. Nội dung buổi làm việc về cung cấp tin phải được ghi biên bản để báo cáo với người có thẩm quyền đã phê duyệt cung cấp tin và nộp lại cho Văn phòng hoặc bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.

Những hành vi bị nghiêm cấm là thu thập, lưu giữ, chuyển giao, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành TT&TT. Trao đổi, cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; in, sao, chụp tài liệu có nội dung bí mật Nhà nước khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Soạn thảo, lưu trữ, trao đổi, sao chụp tin, tài liệu mật trên máy tính, thiết bị có kết nối Internet hoặc có kết nối với các thiết bị khác có kết nối Internet. Sử dụng các thiết bị có tính năng ghi âm, ghi hình, thu phát tín hiệu và thực hiện việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc họp có nội dung bí mật Nhà nước khi chưa được người chủ trì cuộc họp cho phép. Lạm dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật; truyền đưa nội dung bí mật Nhà nước chưa mã hóa...

Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; công bố trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị hoặc tại các địa điểm khác và các hình thức công bố công khai khác. Sau khi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định.

Xem chi tiết Thông tư tại đây./.

Trung bình (0 Bình chọn)