Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI.

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sau khi khai mạc kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khoá XI, vào sáng 16 tháng 5 năm 2006, sáng nay 17.5, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2006- 2010); Báo cáo bổ sung đánh giá kết qu

Tại buổi thảo luận, các ý kiến phát biểu đều cơ bản nhất trí với đánh giá trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội  đó là : khẳng định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001- 2005 đã đạt được những thành tựu cơ bản. Tuy nhiên, các ý kiến cũng đã chỉ rõ những mặt còn tồn tại trong việc thực hiện KT – XH 5 năm qua như việc huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước còn kém hiệu quả. Trình độ phát triển kinh tế , công nghệ  còn tụt hậu so với nhiểu nước xung quanh. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng và tính bền vững của sự phát triển kinh tế cònổắ mức thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm . Kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Văn hoá - xã hội chưa phát triển ngang tầm và còn nhiều vấn đề bức xúc . Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức chậm đổi mới; nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí chưa bị đẩy lùi …

 

            Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn, Đoàn đại biểu Quốc hội Bắc giang đã đề nghị  Chính phủ cần làm cho nhân dân thấy rõ sự tụt hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng bất lợi của  tụt hậu trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, từ đó xây dựng cho nhân dân ta ý thức tự tôn dân tộc, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, xây dựng văn hoá, khắc phục sự tụt hậu trên từng lĩnh vực. Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn cũng đề nghị Chính phủ cần tăng cường đầu tư để giảm khoảng cách giầu nghèo, đặc biệt là tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng cao; đề nghị Chính phủ phải báo cáo công khai trước Quốc hội về số vốn đầu tư phát triển kinh tế cuả đất nước bị thất thoát trong năm 2005 và những năm trước đó, đồng thời cần làm rõ tránh nhiệm của các Bộ trưởng trong việc giúp Chính phủ quản lý, phân bổ, sử dụng và kiểm tra những nguồn vốn đó. Cần xác định rõ hơn trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu tổ chức đảng và tổ chức chính quyền khi để xảy ra vi phạm ./.     
Trung bình (0 Bình chọn)