Phấn đấu Bắc Giang là một trong những trung tâm công nghiệp trong khu vực

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là một trong những trung tâm công nghiệp trong khu vực.
Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Ảnh: BGP/Trâm Anh

Kế hoạch phấn đấu trong giai đoạn 2018-2020, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 28-29%/năm; 21-22%/năm giai đoạn 2021-2030. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 26-27%/năm giai đoạn 2018-2020; tăng bình quân 16-18%/năm giai đoạn 2021 -2030. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020 chiếm 44-45%, đến năm 2030 chiếm 55-60%.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, ngay trong năm 2019, tỉnh Bắc Giang tiến hành rà soát hiện trạng quỹ đất hiện có trên phạm vi toàn tỉnh để mở rộng quy hoạch sử dụng đất của các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động; đồng thời xác định các khu vực, vị trí cụ thể để dự kiến xây dựng các khu, cụm công nghiệp trong tương lai.

Dự kiến từ nay đến năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư thêm 5 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm: Châu Minh - Mai Đình 268 ha; Xuân Cẩm - Hương Lâm 300 ha (huyện Hiệp Hòa); Yên Lư 400 ha (huyện Yên Dũng); Hòa Yên 400 ha (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên); Yên Sơn - Bắc Lũng 800 ha (huyện Lục Nam).

Sau năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư thêm 4 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm: Nghĩa Hưng 300 ha (huyện Lạng Giang); Tự Lạn - Bích Sơn - Trung Sơn 300 ha (huyện Việt Yên); Đoan Bái - Lương Phong 300 ha và Châu Minh - Bắc Lý 200 ha (huyện Hiệp Hòa).

Về cụm công nghiệp: Từ nay đến năm 2030, quy hoạch và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp gồm: Trung Sơn - Ninh Sơn 75 ha (huyện Việt Yên); Đông Điều thuộc xã Tân Trung và Nhã Nam 30 ha; Ngọc Vân 50 ha; Tiền Sơn 1 thuộc xã Phúc Sơn 75 ha; Tiền Sơn 2 thuộc xã Phúc Sơn 50 ha; Kim Tràng thuộc xã Việt Lập 40 ha (huyện Tân Yên); Hòa Sơn - Thái Sơn 50 ha (huyện Hiệp Hòa); Mỏ Trạng thuộc xã Tam Tiến 20 ha; Đồng Lạc 20 ha (huyện Yên Thế); Nghĩa Phương 20 ha; Bảo Sơn 30 ha; Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn 20 ha; Tiên Hưng 31 ha; Lan Sơn 2 thuộc xã Lan Mẫu và Yên Sơn 75 ha (huyện Lục Nam); Tân - Quang Thịnh thuộc xã Quang Thịnh và Tân Thịnh 25 ha; Hương Sơn 2 thuộc xã Hương Sơn 65 ha (huyện Lạng Giang); An Lập 5 ha, Yên Định 8 ha, Thanh Sơn 10 ha (huyện Sơn Động).

Sau năm 2030, bổ sung quy hoạch và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp: Biển Động 50 ha (huyện Lục Ngạn); Đức Giang 75 ha (huyện Yên Dũng); Thượng Tùng 75 ha (xã Lão Hộ và xã Tân An, huyện Yên Dũng); Trí Yên - Lãng Sơn 75 ha (xã Trí Yên và xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng); Quang Tiến 40 ha (huyện Tân Yên); Tân Sỏi 25 ha (huyện Yên Thế).

Định hướng phát triển ngành công nghiệp trọng tâm là lựa chọn một số ngành công nghiệp nền tảng để ưu tiên phát triển trên cơ sở các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan về tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương. Đồng thời là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; sử dụng tiết kiệm đất, áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn cho xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày, may mặc nhưng ưu tiên các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Bắc Giang có lợi thế. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

Từ nay đến năm 2030, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như sau: Công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giầy; công nghiệp khác.

Xem chi tiết văn bản tại đây:

Trâm Anh

Trung bình (0 Bình chọn)