Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 22/2//2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Theo kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đổi mới nội dung, hình thức, chú trọng cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội. Các cơ quan truyền thông phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng, chất lượng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin. Tích cực hỗ trợ trong việc cảnh báo những vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo không trung thực và những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giám sát việc thực hiện quy định về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung và hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động phân tích, kiểm định, đo lường, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Thực hiện tốt Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện.

Đồng thời tổ chức theo dõi sát diễn biến thị trường, cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời đẩy mạnh các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi, sức khỏe, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng, nhất là đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo; chủ động trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho lãnh đạo, nhân viên.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình “doanh nghiệp vì người tiêu dùng”; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng; đưa chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, văn hóa doanh nghiệp tiến bộ. Công khai quy trình tiếp nhận tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng và tổ chức bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Làm đầu mối, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.

Xem chi tiết Văn bản tại đây./.

Trâm Anh

Trung bình (0 Bình chọn)