Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 2 và kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV Triển khai thực hiện Nghị định số 148/2021/NĐ-CP của Chính phủ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Nội dung kiến nghị: Kiến nghị tiếp tục chỉ đạo, và có giải pháp để thực hiện đạt chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia về bình đng giới, giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết s 28/NQ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, với mục tiêu s 1 - trong lĩnh vực chính trị đặt ra đến 2025 đạt 60% và đến 2030 đạt 70% các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyn địa phương có lãnh đạo chủ cht là nữ.

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 với mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể và 20 chỉ tiêu trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Để đạt được các mục tiêu nói chung và mục tiêu trong lĩnh vực chính trị nói riêng, Chiến lược đã đề ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu, cụ thể:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, trin khai thực hiện và hoàn thiện th chế về bình đẳng giới.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới trên các lĩnh vực có liên quan.

Xây dựng và triển khai các Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đắng giới.

Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp.

Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu bình đng giới; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyên môn của các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Với mục tiêu đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát trin bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2282/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Tăng cường sự tham gia bình đng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030" và giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan trin khai thực hiện, đây là một nội dung quan trọng, đảm bảo việc thực hiện thành công mục tiêu về bình đng giới trong lĩnh vực chính trị với các nhiệm vụ, giải pháp cụ th như sau:

Hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ: Rà soát, hoàn thiện pháp luật về bình đng giới để đảm bảo cơ hội bình đng cho phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cơ quan có thm quyền hoạch định chính sách; có chính sách đặc thù để đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu cán bộ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo.

Đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ gắn với quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hoạch định chính sách các cấp: Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nữ để phục vụ cho việc xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ; đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý; tạo nguồn nữ cán bộ dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao năng lực để cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương; triển khai các mô hình vườn ươm lãnh đạo nữ trẻ cho cán bộ, công chức và sinh viên các cơ sở đào tạo để tạo nguồn lãnh đạo nữ; xây dựng mạng lưới, nhóm phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động kết nối nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ.

Truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới: Tăng cường truyền thông về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức để triển khai các hoạt động truyền thông liên quan đến công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; tổ chức các hoạt động tôn vinh các tấm gương tốt, điển hình về lãnh đạo nữ thành công ở cả khu vực công và khu vực tư nhân nhằm tạo dư luận xã hội ủng hộ phụ nữ tham gia lãnh đạo.

Tăng cường họp tác quốc tế về sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm; huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện Chương trình.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới; nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức nữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chỉ đạo các địa phương triển khai nghiêm túc, quyết liệt các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ phân công tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 2282/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030" và các văn bản liên quan. Điều này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đề ra “đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương có lãnh đạo chủ chốt là nữ”.

 

Nguyệt Ánh

Trung bình (0 Bình chọn)