Các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII lĩnh vực văn hóa - xã hội đang được xem xét, giải quyết

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

STT

Kiến nghị đang được xem xét, giải quyết

(Các ý kiến từ kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII  thuộc nhóm “đang giải quyết”“sẽ giải quyết” theo kết quả giám sát của Thường trực HĐND tỉnh tại Báo cáo số 162/BC-HĐND ngày 01/12/2017)

Thời hạn

hoàn thành

Cơ quan được giao giải quyết

III

Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

 

 

1

Cử tri xã Mỹ Thái huyện Lạng Giang đề nghị: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát các đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh, người nhiễm chất độc hóa học và có biện pháp xử lý cương quyết đối với những đối tượng này.

Sau kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và XH và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các đối tượng làm hồ sơ trái quy định để hưởng chế độ thương binh, người nhiễm chất độc hóa học. Hiện nay, Bộ CHQS tỉnh đang phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thực hiện Kết luận Thanh tra số 806/KL-LĐTBXH ngày 6/3/2018 của Bộ Lao động- TB&XH về việc xác lập hồ sơ thương binh tại Quân khu 1, tiếp tục thu hồi 84 trường hợp giấy tờ gốc có ghi bị thương không đảm bảo pháp lý (trong đó 76 trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 05 trường hợp đã từ trần, 03 trường hợp đã đình chỉ chế độ, trong đó huyện Lạng Giang có 23 trường hợp, xã Mỹ Thái không có trường hợp nào). Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục rà soát, những trường hợp không đủ điều kiện sẽ dừng tri trả trợ cấp và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện thường xuyên

Bộ Chỉ huy

Quân sự tỉnh

2

Cử tri huyện Hiệp Hòa, Lục Ngạn phản ánh: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động chưa phù hợp, chưa sát với nhu cầu của người lao động ở từng địa phương và doanh nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng có giải pháp tổ chức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động, phù hợp với từng địa phương và doanh nghiệp giúp người lao động sau đào tạo có được việc làm ổn định.

Sau kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVIII, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Báo cáo số 96/BC-UBND ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh. Đó đều là những giải pháp lâu dài, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương. Đến nay, kết quả đạt được như sau:

- Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động về giáo dục nghề nghiệp: Sở Lao động - Thương binh và XH tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động về giáo dục nghề nghiệp, trong đó, tập trung tuyên truyền về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, các mô hình dạy nghề hiệu quả, các điển hình lao động nông thôn sau khi học nghề áp dụng hiệu quả vào phát triển sản xuất hoặc tạo việc làm...

- Về nâng cao chất lượng điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hàng năm: Phục vụ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức khảo sát và khảo sát lại nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng; lựa chọn cơ sở GDNN, cơ sở HĐGDNN đảm bảo các điều kiện theo quy định tham gia đào tạo, ưu tiên cho các cơ sở HĐGDNN thuộc doanh nghiệp, ưu tiên cho các đối tượng học nghề thuộc địa bàn các xã khó khăn, xã nông thôn mới, mô hình sản xuất kinh doanh...

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình phù hợp yêu cầu của người lao động với sự tham gia của doanh nghiệp từ khâu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tiếp nhận người lao động và thực hành nhận vào làm việc tại doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp: UBND tỉnh đã ban hành Đề án đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2020 tại Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 28/12/2016. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Bắc Giang năm 2018 với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện, huy động các doanh nghiệp, các đoàn thể và toàn xã hội tham gia tổ chức đạo tạo dưới nhiều hình thức như: Bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng nghề, tập nghề, chuyển giao công nghệ… cho các thành viên, hội viên, người lao động tại địa phương đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao năm 2018.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Từ đầu năm 2018 đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và XH tiến hành lồng ghép việc kiểm tra, giám sát chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong Kế hoạch kiểm tra của Sở về công tác giáo dục nghề nghiệp. Qua công tác kiểm tra, giám sát; Sở Lao động - Thương binh và XH đã có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với thực tế từng đơn vị về các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gắn chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và của người lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đến nay, 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng đã xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và của người lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng có thể chủ động cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng, từng doanh nghiệp theo từng thời điểm cụ thể. Chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao: trên 90% người tốt nghiệp cao đẳng nghề, 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề, 70% học sinh tốt nghiệp sơ cấp nghề có việc làm mới hoặc biết cách cải thiện chất lượng, hiệu quả công việc, nâng cao thu nhập sau khi đào tạo.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và XH phối hợp với các ngành, các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện thường xuyên

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

3

Cử tri huyện Yên Thế phản ánh: Bệnh viện tuyến huyện thường giữ bệnh nhân không cho chuyển tuyến trong khi bệnh nhân đã điều trị một thời gian bệnh không chuyển biến. Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tạo điều kiện cho bệnh nhân khi điều trị không có hiệu quả hoặc phải chuyển tuyến cao hơn để bệnh nhân điều trị bệnh kịp thời.

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 1405/SYT-NVY ngày 29/8/2017 yêu cầu các Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện việc chuyển tuyến theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế yêu cầu các Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện việc chuyển tuyến theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế. Thực hiện việc chuyển tuyến khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, không giữ bệnh nhân quá lâu khi không đủ khả năng chẩn đoán; trường hợp bệnh điều trị không thấy tiến triển cần xem xét chuyển tuyến cho người bệnh.         

Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến huyện năm 2017 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể năm 2016, các bệnh viện tuyến huyện chuyển 46.320 lượt bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 4,3%; năm 2017 chuyển 48.060 lượt bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 4,5%. Riêng Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thế năm 2016 chuyển 3.856 lượt, chiếm 3,3%, năm 2017 chuyển 5.546 lượt bệnh nhân (tăng 1690 lượt bệnh nhân so với 2016), chiếm tỷ lệ 4,5% (tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chuyển viện chung của các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh 3,03%). Trong đó chuyển viện ngoại trú 4.964 lượt bệnh nhân, chiếm 4,0%, chuyển viện nội trú 582 bệnh nhân, chiếm 3,8%.

Trong thời gian tới, Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện tuyến huyện tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về công tác chuyển tuyến, đảm bảo quyền lợi của người bệnh: thực hiện việc chuyển tuyến khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, không giữ bệnh nhân quá lâu khi không đủ khả năng chẩn đoán; điều trị không thấy tiến triển cần xem xét chuyển tuyến cho người bệnh.   

Thực hiện thường xuyên

Sở Y tế

4

Cử tri huyện Lạng Giang, Yên Thế và Hiệp Hòa đề nghị: UBND tỉnh sớm hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã có văn bản đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương bố trí vốn để thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính  phủ. Ngày 29/12/2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2018, trong đó tổng số vốn thực hiện Chương trình Hỗ trợ người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg là 67.773 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 968/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 về việc giao chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công, Chương trình MTQG năm 2018, trong đó đã giao chi tiết 67.773 triệu đồng cho UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Hiện nay, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các cơ quan chuyên môn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn nêu trên phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư. UBND tỉnh đặt mục tiêu trong năm 2018 phải hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 100% người có công có tên trong danh sách tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND, ngày 11/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Trong năm 2018

Sở Kế hoạch

và Đầu tư

 
Trung bình (0 Bình chọn)