Đề án: 343&704 của Thủ Tướng Chính phủ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Kiến thức phòng, chống bạo lực học đường

Lớp tập huấn Đề án 343&704 cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tại huyện Yên Dũng

                  Trong hơn mười năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc của nhiều nước trên thế giới. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay, nó  ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Bản tin kỳ này sẽ giới thiệu với bạn đọc một số thông tin, kiến thức phòng, chống bạo lực học đường.

Theo tự điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp.
Vậy bạo lực học đường là gì? Trong nhiều bài viết của các tác giả về bạo lực học đường đăng trên các báo và tạp chí gần đây, khi bàn về khái niệm bạo lực học đường đều có đề cập đến các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, mội trường học đường, môi trường giáo dục… là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường.

Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường bao gồm:

Theo nghĩa hẹp: Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh trong cùng một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Bạo lực học đường là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: Là những hành vi xâm hại mà chủ thể gây hại là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường. Đây là cách tiếp cận được nhiền người quan tâm vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó trong công tác giáo dục.

Một cách chung nhất, bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý của 1 nhóm hay 1 cá nhân học sinh gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tinh thần đối với giáo viên, học sinh, xảy ra trong phạm vi nhà trường thuộc hệ thống giáo dục.

Hành vi bạo lực học đường thường gặp là:  Đánh hội đồng  của 1 nhóm bạn với 1 nhóm bạn; xâm hại cơ thể: cắt tóc, lột quần áo, dùng hung khí gây thương tích; quay Clip vidio đưa lên mạng; chửi thầy cô giáo; dùng vũ lực uy hiếp; lôi kéo, cưỡng bức làm các việc bạn không muốn…

Nguyên nhân của bạo lực học đường có 4 nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Nhiều ý kiến cho đây là nguồn nguyên nhân chính của bạo lực học đường. Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ chú trọng đến chương trình và kết quả học tập hơn là đến việc giáo dục điều chỉnh nhân cách của con em mình.

Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Nhiều ý kiến cho đây là nguyên nhân quan trọng do nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người.

Nguyên nhân từ phía giáo dục xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông gây ra (Băng đĩa bạo lực, đồi truỵ, trang web đen; trò chơi  điện tử bạo lực…).

Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân người chưa thành niên: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên không làm chủ bản thân mà ra. (Tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi học trò dễ bị kích động, thích nổi loạn, ưa tranh chấp...; đòi hỏi quyền được quyết định và thích phá vỡ các nguyên tắc, luật lệ; thiếu kỹ năng sống).

Hậu quả của bạo lực học đường rất nghiêm trọng: Ảnh hưởng đến sự phát triển sức khoẻ thể chất, của trẻ: bị thương tích, tàn tật; hay ốm đau, có thể bị nhiễm bệnh  hay có thai ngoài ý muốn; ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển nhân cách của trẻ: dễ bị rối loạn tâm lý, trầm cảm, hay bị kích động; học tập sa sút, có khi phải bỏ học; khi trưởng thành dễ mất niềm tin, khó hoà nhập vào cuộc sống; dễ có hành vi bạo lực hoặc hành vi vi phạm pháp luật; gây mất an toàn cho môi trường học tập và sinh hoạt cộng đồng.

Các giải pháp cơ bản để phòng, chống bạo lực học đường:

- Cấp độ xã hội: Hướng tới làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực tác động tới học đường. Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên. Tăng cường quản lý trang Web, trò chơi game online bạo lực. Cộng đồng cần quan tâm, chăm lo đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em; và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp bạo lực với trẻ em. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và nâng cao nhận thức về Luật BĐG và Công ước về Quyền của trẻ em.

- Cấp độ nhà trường: Đưa vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hoá học đường, gia tăng yếu tố dạy người trong giáo dục. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Các nhà trường cần tập trung đi vào nội dung nhận diện, phát hiện sớm bạo lực học đường nhất là các dấu hiệu tiền bạo lực trên cơ sở đó chọn lựa những giải pháp phù hợp, khả thi, để ngăn chặn, phòng ngừa và tiến tới kiểm soát có hiệu quả bạo lực học đường ở mỗi nhà trường trong tình hình hiện nay.

- Cấp độ gia đình: Hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh. Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình … cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý. Cha mẹ cần xác định: đầu tư chăm sóc, giáo dục cho con trai con gái  phải như nhau. Trước khi quyết định 1 việc gì liên quan đến trẻ em và bình đẳng giới cần trao đổi với vợ, con và tôn trọng ý kiến của  họ. Cha mẹ phải là tấm gương để con cái noi theo về bình đẳng giới và phòng chống  bạo lực; hướng dẫn, giáo dục con về tâm lý lứa tuổi, tình bạn, tình yêu phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng trong quản lý, giáo dục trẻ em.

- Cấp độ cá nhân: Cần có các chương trình hướng tới các nhóm học sinh cón dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chương trình giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý học đường trong các trường học để hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý, định hướng các ứng xử lành mạnh, thân thiện. Hướng dẫn cá nhân bị bạo lực không im lặng và cam chịu hãy tìm đến các địa chỉ và người thân tin cậy để được hỗ trợ.

 

Tuyết Trinh (giới thiệu)

Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,006
Tổng số trong ngày: 2,053
Tổng số trong tuần: 21,419
Tổng số trong tháng: 51,856
Tổng số trong năm: 548,086
Tổng số truy cập: 1,519,158