Bình đẳng cho phụ nữ là chính là tiến bộ cho tất cả

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái,bà Pratibha Mehta cho rằng bình đẳng không chỉ là một quyền cơ bản của con người nà quan trọng hơn là Việt Nam sẽ khó lòng đạt được các tiến bộ xã hội – kinh tế nếu không có sự bình đẳng giới. Bằng chứng Pratibha Mehta đưa ra là: bình đẳng giới dẫn tới tăng trưởng kinh tế tốt hơn; sự lãnh đạo của phụ nữ góp phần đưa các công ty hoạt động tốt hơn; đại diện của phụ nữ ở Quốc hội giúp ban hành nhiều luật hơn trong các vấn đề xã hội then chốt như y tế, giáo dục, chống phân biệt đối xử và hỗ trợ trẻ em... Và như vậy, bình đẳng cho phụ nữ đồng nghĩa với tiến bộ xã hội cho tất cả chúng ta.
Bình đẳng cho phụ nữ là chính là tiến bộ cho tất cả
 
 

Đó là ý kiến của bà Pratibha Mehta – Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam được đăng trên Báo Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 7/3/2014.
 

 

 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái,bà Pratibha Mehta cho rằng bình đẳng không chỉ là một quyền cơ bản của con người nà quan trọng hơn là Việt Nam sẽ khó lòng đạt được các tiến bộ xã hội – kinh tế nếu không có sự bình đẳng giới. Bằng chứng Pratibha Mehta đưa ra là: bình đẳng giới dẫn tới tăng trưởng kinh tế tốt hơn; sự lãnh đạo của phụ nữ góp phần đưa các công ty hoạt động tốt hơn; đại diện của phụ nữ ở Quốc hội giúp ban hành nhiều luật hơn trong các vấn đề xã hội then chốt như y tế, giáo dục, chống phân biệt đối xử và hỗ trợ trẻ em... Và như vậy, bình đẳng cho phụ nữ đồng nghĩa với tiến bộ xã hội cho tất cả chúng ta.

 

Mặc dù đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, bà Pratibha Mehta vẫn cho rằng thách thức còn ở phía trước. So với bất cứ tiêu chuẩn nào, tiến bộ đạt được ở Việt Nam đều đáng kể. Hầu hết các Mục tiêu trong Thiên niên kỷ 2015 đã về đích, và trong một số trường hợp, còn vượt chỉ tiêu: giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống; đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới đạt được phổ cập giáo dục trung học cơ sở; gần hoàn thành xong các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ trẻ em; tử vong ở các bà mẹ đã giảm... Bất chấp những thành công này, thách thức vẫn còn trước mắt, đó là: tập trung vào các chỉ số bình quân cả nước che mờ những bất bình đẳng đang ngày càng tăng; khoảng cách giàu - nghèo, nhất là ở người dân tộc thiểu số, lao động di cư và người dân vùng sâu, vùng xa ngày càng lớn; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; có nguy cơ bị bạo lực gia đình; phụ nữ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức trong tiếp cận y tế vào giáo dục, trong việc đạt được sức mạnh, tiếng nói và quyền lợi bình đẳng. Phụ nữ ít được tiếp cận với giáo dục bậc cao, công việc tốt có bảo hiểm xã hội; sự chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ; phụ nữ ít được sở hữu đất đai và các tài sản khác; chưa được đại diện đầy đủ trong quá trình ra quyết định ở các cấp.

 

Chủ đề toàn cầu của Ngày quốc tế phụ nữ năm nay “Những thách thức và thành tựu của quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vì phụ nữ và trẻ em gái” với thông điệp “Bình đẳng cho phụ nữ là sự tiến bộ cho mọi người”; phiên họp của Uỷ ban về Vị thế của phụ nữ (CSW) lần thứ 58 tại New York ưu tiên cho bình đẳng phụ nữ; cả thế giới đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ bền vững thế hệ mới cũng như chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015; nỗ lực tiến đến kỷ niệm thứ 20 Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh; chuẩn bị để trình bày bản báo cáo tiếp theo về các tiến bộ đạt được về Công ước Xoá bỏ mọi Hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) trước khi diễn ra cuộc họp của Uỷ ban CEDAW tháng 7/2015… là các sự kiện mang đến cơ hội có một không hai để có thể đặt bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ vào trọng tâm của một chương trình nghị sự phát triển bền vững.

 

Bà Pratibha Mehta cho rằng: chúng ta đang ở thời khắc quan trọng đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta không thể để mất bất cứ cơ hội nào cho bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái không thể là một giấc mơ, mà nó là nghĩa vụ của Chính phủ, Liên hợp quốc và tất cả mọi người. Trong khi chúng ta đang nỗ lực xoá bỏ đói nghèo và đẩy mạnh phát triển bền vững thì bình đẳng cho phụ nữ chính là tiến bộ cho tất cả.

 

Đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta cam kết ủng hộ Chính phủ và các đối tác xã hội dân sự của Chính phủ trong việc thúc đẩy vị thế của phụ nữ và tăng cường bình đẳng giới.

                                                                BTG (Sưu tầm)

 

Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,937
Tổng số trong ngày: 1,403
Tổng số trong tuần: 24,895
Tổng số trong tháng: 55,332
Tổng số trong năm: 551,562
Tổng số truy cập: 1,522,634