Các cấp Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Bùi Thị Hạnh, Trưởng ban Luật pháp- Chính sáchHội LHPN tỉnh Bắc Giang : Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới là một trong những cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Bùi Thị Hạnh, Trưởng ban Luật pháp- Chính sáchHội LHPN tỉnh Bắc Giang
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới là một trong những cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ  trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và toàn xã hội, Hội LHPN tỉnh Bắc Giang- với chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi:
Thứ nhất, sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo đã được tăng cường và từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Các cấp Hội phụ nữ toàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cấp uỷ để chủ động trong việc chuẩn bị nguồn và giới thiệu nhân sự là nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan dân cử. Tổ chức khảo sát thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trưởng, phó các phòng, ban và tương đương cấp tỉnh, cấp huyện trong gần 500 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp Sở, UBND cấp huyện, thành phố từ đó đề xuất với các cấp ủy đảng tăng cường công tác đào tạo về trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học đối với đối tượng cán bộ nữ trưởng, phó phòng, ban cấp tỉnh, cấp huyện; tăng cường công tác luân chuyển cán bộ khi cán bộ đó đảm nhiệm chức vụ hiện giữ trên 10 năm.
Nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 23,8%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện là 25,9%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là 21%; (Kế hoạch: phấn đấu đến 2015 tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 từ 30% trở lên). Hiện nay 10/10 huyện, thành phố đều có cán bộ nữ tham gia Ban thường vụ hoặc Thường trực HĐND, UBND cùng cấp. Tỷ lệ nữ được kết nạp Đảng trong tổng số đảng viên mới được kết nạp là 2.996/6343 người, đạt 47,23%, cơ bản đạt tỷ lệ đề ra trong kế hoạch (Kế hoạch: đến 2015 đạt 48%).
Thứ hai, giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
Các cấp hội đã chủ động phối kết hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ hộ hội viên nghèo. Làm tốt công tác kiểm tra, khảo sát làm cơ sở để đề xuất các chính sách có liên quan đến phụ nữ. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hỗ trợ phụ nữ gắn với việc tham mưu thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, an sinh xã hội phù hợp với chức năng của Hội. Phối hợp với Ban VSTBCPN, Liên đoàn lao động các cấp thực hiện tốt công tác giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Kết quả: Số hộ nghèo được vay vốn từ chương trình quốc gia về giảm nghèo trong tổng số hộ được vay vốn từ chương trình hiện nay đạt khoảng 96% trong đó có số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (số còn lại phần lớn là các hộ không có nhu cầu vay vốn; không đủ điều kiện vay vốn, gia đình neo đơn, hộ có người mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…). (Kế hoạch: đến năm 2015 đạt 99%). Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo hiện nay đạt khoảng 40% trong tổng số lao động nữ. (Kế hoạch: đến năm 2015 đạt 47%).
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực nữ đã từng bước được nâng cao.
Các cấp Hội đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tích cực đề xuất với cấp  uỷ, chính quyền về những chủ trương, giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia trên các lĩnh vực hoạt động, đóng góp khả năng của mình cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên tham mưu, đề xuất đảm bảo tỷ lệ nữ được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ trong tổng số cán bộ công chức được bồi dưỡng chính trị, tin học, ngoại ngữ. 
Kết quả: Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo trên đại học là 37%/ số người được đào tạo trên đại học; (Kế hoạch: đến 2015 đạt 40%). Tỷ lệ cán bộ công chức nữ được bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ đạt 50%/số cán bộ công chức được bồi dưỡng. Vượt chỉ tiêu kế hoạch. (Kế hoạch: đến 2015 đạt 44%).
Thứ tư, bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Các cấp Hội tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền chính sách dân số, kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với phụ nữ và trẻ em gái. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, tổ chức cuộc thi viết “Kiến thức bố  mẹ, sức khỏe con”, “Nuôi con sạch khoẻ”, thành lập 13 Câu lạc bộ “Bà mẹ nuôi dạy con tốt” có 354 thành viên. Phối hợp triển khai một số chương trình truyền thông như “Bác sỹ tại gia”, “Vì một Việt Nam không còn mối lo sức khỏe” tại 153 xã, phường, thị trấn và 150 trường tiểu học của 8 huyện/thành phố, Lễ phát động rửa tay với xà phòng nâng cao sức khoẻ cộng đồng với sự tham gia của 445 đại biểu. Phối hợp triển khai các hoạt động Dự án “Nâng cao nhận thức về chăm sóc, giáo dục trẻ thơ toàn diện vùng Dự án tỉnh Bắc Giang” ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam đã thành lập được 18 mô hình “Họp nhóm cha mẹ” và nhiều hoạt động tuyên truyền khác thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh.
 Kết quả: Tỷ số giới tính khi sinh hiện nay là 118 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. (Kế hoạch: đến năm 2015 không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái). Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay đạt 17.946/32629 bà mẹ, đạt 55%. Vượt chỉ tiêu kế hoạch. (Kế hoạch: đến năm 2015 đạt 40%).
Thứ năm, bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
Hội LHPN tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động tập huấn, tọa đàm, truyền thông, hội thi … nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường thông tin cho hội viên, phụ nữ. Biên tập và phát hành 19.200 cuốn Bản tin sinh hoạt hội/năm; thường xuyên phối hợp với cơ quan Báo, Đài xây dựng tin thời sự và phóng sự chuyên đề, phát hành hàng trăm tài liệu, hàng ngàn tờ rơi, tờ gấp đến 10 huyện, thành Hội và các đơn vị làm tài liệu tuyên truyền. Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ký kết Kế hoạch liên ngành về công tác thể dục thể thao giai đoạn 2011-2015; tổ chức Giải cầu lông truyền thống phụ nữ 8/3, Giải vô địch bóng đá nữ toàn tỉnh; các cấp Hội duy trì hoạt động của 467 Câu lạc bộ thể dục thể thao với sự tham gia 5.254 thành viên tham gia như: câu lạc bộ cầu lông nữ, câu lạc bộ bóng đá nữ, câu lạc bộ sức khoẻ, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ TDTT, tổ làm đẹp, đội tập dưỡng sinh...; tổ chức thành công Liên hoan Tiếng hát ru với nhiều tiết mục đặc sắc…
Kết quả: Các cấp hội đẩy mạnh hoạt động phối hợp tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục Phụ nữ trên sóng PTTH tỉnh, theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Thứ sáu, bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Hàng năm tổ chức sơ, tổng kết hoạt động phòng chống bạo lực gia đình lồng ghép với hoạt động phong trào của các cấp hội. Quan tâm tổ chức các hoạt động khảo sát, hội thảo, hội thi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức Hội nghị toạ đàm "Việc thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" đề ra nhiều giải pháp mới để khắc phục khó khăn và đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật, giải quyết tình huống pháp luật tại thôn, xã” nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ cơ sở... Tăng cường hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Hội LHPN tỉnh, từ đó quan tâm chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, dịch vụ tư vấn, bảo vệ phụ nữ trong những vụ việc cụ thể cho phụ nữ của Hội LHPN tỉnh, giám sát việc thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình. Chủ động khai thác các nguồn lực nhằm mở rộng, hỗ trợ hoạt động phòng chống bạo lực gia đình của Hội. Năm 2012, được sự tài trợ của Quỹ Các sáng kiến Tư pháp, Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện sáng kiến tư pháp "Nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang" với nhiều hoạt động thiết thực… 
Kết quả: Đã rút ngắn dần khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam. (Kế hoạch: Rút ngắn dần khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015). Đã triển khai xây dựng, nhân rộng 37 mô hình “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng góp phần phát hiện, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình và chủ động phát hiện, tư vấn cho người gây bạo lực gia đình. (Kế hoạch: đến năm 2015 đạt 40% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe. Đến năm 2015 đạt 70% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình)…
Nhìn chung, các cấp Hội phụ nữ đã nỗ lực tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tồn tại. Do Bắc Giang là một tỉnh miền núi nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp; chất lượng phục vụ ở một số cơ sở y tế hạn chế; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; chế độ chính sách đối với người lao động trong nhiều doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt... đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu về bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tư tưởng trọng nam giới hơn nữ giới vẫn là cản trở lớn trong các hoạt động của xã hội, đặc biệt là tham gia vào các chức danh lãnh đạo. Hầu hết các gia đình đều thích sinh con trai hơn con gái; coi công việc gia đình, chăm sóc con, người già, người ốm là công việc của phụ nữ. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là ở vùng khó khăn, vùng cao. Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ có nơi chưa được quan tâm; một số đơn vị kinh tế không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác. Công tác tham mưu thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Hội phụ nữ ở một số đơn vị còn hạn chế… Bởi vậy, một số chỉ tiêu còn đạt thấp: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội; tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý… Một số chỉ tiêu khó đánh giá chính xác: chỉ tiêu “rút ngắn dần khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam” (khó lượng hóa); có chỉ tiêu chưa được rà soát thống kê, cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị: “số cơ quan, đơn vị có tỷ lệ cán bộ nữ từ 30% trở lên có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt là nữ”; “số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện tư vấn về pháp lý và sức khỏe”, “số người gây bạo lực gia đình được tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình”…
Bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại. 
Bởi vậy trong thời gian tới, để công tác bình đẳng giới thực sự hiệu quả, cần sự chung tay vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của mỗi gia đình và từng cá nhân./.
 
Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,740
Tổng số trong ngày: 191
Tổng số trong tuần: 23,683
Tổng số trong tháng: 54,120
Tổng số trong năm: 550,350
Tổng số truy cập: 1,521,422