Hiệu quả từ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

HỘI LHPN TỈNH BẮC GIANG

Hiệu quả từ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội

     Trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII, NGhị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XV, công tác củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức Hội từ Tỉnh đến cơ sở, được các cấp Hội LHPN Bắc Giang chú trọng triển khai, gắn với nhân rộng các mô hình tập hợp phụ nữ đặc thù …

Ảnh: Phần thi năng khiếu của thí sinh trong Hội thi Cán bộ Hội cơ sở giỏi cấp tỉnh

     Nâng cao chất lượng tổ chức Hội cơ sở

    Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút hội viên, phát huy quyền làm chủ của hội viên phụ nữ”, trong nửa đầu nhiệm kỳ, công tác củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức Hội cơ sở được Hội LHPN tỉnh và các cấp Hội quan tâm đúng hướng: tập trung hướng dẫn, định hướng thực hiện nhiệm vụ trọng tâm tại chi hội: xây dựng quy định chế độ đi công tác, định hướng nội dung, phương pháp đi cơ sở, chỉ đạo 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp dự sinh hoạt hội viên, trực tiếp hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ sở và chi/tổ phụ nữ; ban hành tiêu chí xây dựng cơ sở Hội/chi hội vững mạnh toàn diện và chỉ đạo Hội LHPN các huyện, cơ sở lựa chọn, đầu tư các nguồn lực xây dựng cơ sở Hội/chi hội đạt vững mạnh toàn diện. Trong hơn 2 năm, Hội LHPN 10 huyện/TP và 230 cơ sở đã lựa chọn, xây dựng 17 cơ sở, 409 chi hội đạt vững mạnh toàn diện; đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, nhất là chi hội trưởng phụ nữ đã từng bước nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội hằng năm.

    Công tác tập hợp, phát triển và quản lý hội viên được các cấp Hội quan tâm thực hiện thông qua việc ký kết các chương trình phối hợp nhằm vận động, tập hợp các đối tượng phụ nữ đặc thù (Nữ công nhân lao động, nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ tôn giáo, dân tộc thiểu số, nữ tiểu thương...) ; quan tâm định hướng nội dung sinh hoạt Hội; chỉ đạo đổi mới phương thức sinh hoạt đa dạng về hình thức, linh hoạt về thời gian, đối tượng; tăng cường quản lý hội viên thông qua hệ thống sổ sách theo dõi, quản lý hội viên và hoạt động Hội; xây dựng và phát huy vai trò hội viên nòng cốt; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các loại hình thu hút hội viên; tập trung các giải pháp nhằm tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức Hội nhất là các cơ sở có tỷ lệ thu hút hội viên dưới 50%; phối hợp, huy động các nguồn nguồn lực tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và có đạo sinh sống để vận động tham gia tổ chức Hội…Đến nay, toàn tỉnh có 254 cơ sở Hội, 2.501 chi hội thu hút 64% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia sinh hoạt Hội, tăng so với năm 2016 là 11.279 hội viên nông nghiệp – đô thị đạt 66,35% so với chỉ tiêu đề ra.

Đ/c Nguyễn Thị Liên - TUV - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh dự sinh hoạt với hội viên tại xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn

    Bên cạnh đó, các cấp Hội còn quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng, bổ sung quy hoạch cán bộ Hội các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, nhiệm kỳ 2021-2026 và các nhiệm kỳ tiếp theo đảm bảo đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn, cơ cấu và đảm bảo tính kế thừa. Tích cực tham mưu việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội tinh gọn, có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII; xây dựng vị trí việc làm theo chức danh, cơ cấu ngạch công chức. Hội LHPN tỉnh thống nhất phương án đề xuất sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan Hội LHPN tỉnh. Tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, nhất là cán bộ Hội cơ sở theo hướng chuẩn chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và tăng cường đào tạo thực tiễn cơ sở. Tập trung nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhất là cấp cơ sở như: Tổ chức Hội thi "Chi hội trưởng giỏi" 3 cấp; xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác Hội hằng quý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ dưới hình thức cầm tay chỉ việc; phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học văn phòng; duy trì lớp trung cấp công tác xã hội chuyên ngành công tác phụ nữ; đưa tiêu chí đạt chuẩn chức danh đối với cán bộ Hội và trình độ chuyên môn đại học đối với chủ tịch Hội LHPN xã/phường/thị trấn vào chỉ tiêu thi đua hằng năm... Kết quả, 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, 99% chủ tịch (đạt 99% chỉ tiêu đề ra), 74,1% phó chủ tịch Hội LHPN xã/phường/thị trấn đạt chuẩn chức danh theo quy định (vượt 14,1% chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra); 80,3% chủ tịch có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vượt 30,3% chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra).

    Tích cực trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền

    Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” giai đoạn 2017-2022, Ban Thường vụ Hội LHPN Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch hướng dẫn các cấp Hội triển khai hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây Đảng, xây dựng chính quyền. Chủ động lựa chọn đăng ký nội dung giám sát chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ, trẻ em như: Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia bình đẳng giới; Nghị định 39 của Chính phủ; việc triển khai thi hành pháp luật về về an toàn thực phẩm; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em...

     Sau giám sát, các cấp Hội đã báo cáo và có văn bản kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng về các ý kiến có liên quan đến việc tổ chức, triển khai thực hiện văn bản, chính sách tại địa phương; nhiều kiến nghị, đề xuất được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng tiếp thu, chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó còn phối hợp giám sát chính sách về bảo vệ môi trường, quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ trợ cấp cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…; chủ động rà soát, nghiên cứu chính sách, chương trình, đề án, quy định hiện hành có liên quan đến bình đẳng giới, phụ nữ, trẻ em và nắm bắt các vấn đề liên quan thông qua các diễn đàn; tiếp tục quan tâm hoạt động giám sát làm cơ sở để tham mưu, đề xuất chính sách với cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng. Hơn 2 năm, Hội LHPN cấp tỉnh, cấp huyện đã tham mưu, đề xuất, ban hành 20 chính sách/kế hoạch, trong đó Hội LHPN tỉnh đề xuất 05 chính sách; huyện/thành Hội đã tham mưu, đề xuất được 15 chính sách.

     Các cấp Hội đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; tổng hợp, lựa chọn các vấn đề có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới để tham mưu, phối hợp tổ chức Diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa phụ nữ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đến nay, đã tổ chức trên 200 diễn đàn đối thoại giữa cán bộ, hội viên phụ nữ với các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền; tại các diễn đàn, các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đã tiếp thu, đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, đồng thời trực tiếp trao đổi, trả lời làm rõ trên 2.000 ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên phụ nữ về các lĩnh vực (điều kiện làm việc của Hội, chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, hội viên phụ nữ và bình đẳng giới, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, đất đai, giải phóng mặt bằng, lao động, việc làm, vệ sinh môi trường, sản xuất nông nghiệp, an toàn thực phẩm, trật tự an toàn xã hội...). Sau các diễn đàn, cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành văn bản và quan tâm chỉ đạo thực hiện các kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên phụ nữ. Thông qua việc đối thoại các cấp Hội lắng nghe và kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của hội viên ở cơ sở…

    Cùng với đó,, các cấp Hội đã chủ động nghiên cứu, tham gia phản biện xã hội, đóng góp ý kiến đối với 1.367 dự thảo văn bản. Thường xuyên quan tâm nắm bắt, báo cáo phản ánh tình hình phụ nữ và nhân dân; chủ động, kịp thời tham gia tuyên truyền, vận động giải quyết các điểm nóng, điểm phức tạp; can thiệp, kiến nghị để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em. Tích cực chủ động nắm bắt tình hình vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em để thăm hỏi, tặng quà, tư vấn, hướng dẫn, kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 59 trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại. Tiếp nhận và giải quyết 119 đơn thư, tham gia hòa giải 836 vụ việc mâu thuẫn gia đình, hàng xóm.

   Trong nửa nhiệm kỳ còn lại, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp: đẩy mạnh giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền về quê hương, đất nước, về hội; tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận, nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; vận động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng hợp tác xã, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; tiếp tục xây dựng tổ chức hội vững mạnh, toàn diện…

Thu An – Hội LHPN tỉnh Bắc Giang

 

Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,438
Tổng số trong ngày: 232
Tổng số trong tuần: 23,724
Tổng số trong tháng: 54,161
Tổng số trong năm: 550,391
Tổng số truy cập: 1,521,463