KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH BẮC GIANG LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2011-2016

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
BÁO CÁO NHANH KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH BẮC GIANG LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2011-2016

                            Đại Hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV đã diễn ra trong 3 ngày từ 15 đến 17/11/2011 tại Hội trường Nhà khách Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.

Tổng số đại biểu được triệu tập là 256 đại biểu thuộc 13 đoàn đại biểu dự Đại hội, đại biểu có mặt tại Đại hội là 256 đại biểu.  Trong đó có 191 đại biểu được bầu qua Đại hội đại biểu phụ nữ các huyện, thành phố; 3 đơn vị:  Hội phụ nữ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban công tác phụ nữ công an tỉnh, nữ công nhân viên chức lao động thuộc LĐLĐ tỉnh là 27 đại biểu; Đại biểu chỉ định là 13 đại biểu. Đại biểu cao tuổi nhất là 62 tuổi, đại biểu trẻ tuổi nhất là 26 tuổi.

 Đại biểu là khách mời gồm có 181 đại biểu: Đại hội vinh dự được đón Đ/c Nguyễn Thị Tuyết – UV ĐCT, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam;

Đ/c Nông Quốc Tuấn - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang; Đ/c Bùi Văn Hải - Phó BT Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Giang; Đ/c Nguyễn Mạnh Cường – UVBTVTU, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Đ/c Bùi Văn Hạnh – UVBTVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; cùng các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; các đồng chí đại biểu đại diện cho các sở, cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh; các đồng chí Bí thư, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của 10 huyện, thành phố, các đồng chí lãnh đạo nữ các sở ban ngành, đoàn thể của tỉnh; các đồng chí phóng viên các cơ quan thông tấn, báo trí Trung ương và địa phương.

 Đại hội còn vinh dự được đón Mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí cán bộ lão thành của Hội qua các thời kỳ; đại biểu các đơn vị quân đội kết nghĩa và đóng quân trên địa bàn Bắc Giang. Về dự đại hội còn có 4 đoàn đại biểu Hội LHPN các tỉnh bạn: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Đồng chí Bí thư tỉnh ủy, đồng chí phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Với chủ đề: PHỤ NỮ BẮC GIANG ĐOÀN KẾT, DÂN CHỦ, ĐỔI MỚI GÓP PHẦN THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI, XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI VỮNG MẠNH, XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG GIÀU ĐẸP, VĂN MINH”.

        * Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2011 - 2016:

               A. Mục tiên của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2011 - 2016.

  * Mục tiêu chung: Đoàn kết, dân chủ, phát huy tiềm năng, nội lực của các tầng lớp phụ nữ, thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ; xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.

            * Một số chỉ tiêu và các khâu đột phá cụ thể:

1. Hàng năm, 80% hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn của phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; 80% số hội viên phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn so với số đăng ký.

2. 70% phụ nữ được tuyên truyền giáo dục về các tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

3. 80.000 bà mẹ có con dưới 16 tuổi được tập huấn, hướng dẫn kiến thức khoa học thực hành đúng về nuôi dạy con.

4. Hàng năm, 100% huyện - thành Hội xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát ít nhất 01 chính sách an sinh xã hội có liên quan đến phụ nữ - trẻ em.

5. Hàng năm, 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ, 10% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp thoát nghèo, trong đó 2% thoát nghèo bền vững.

6. Dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 35.000 lao động nữ trong nhiệm kỳ.

7. Các huyện – thành Hội quản lý và sử dụng vốn đúng theo quy định; tỷ lệ hoàn trả vốn, lãi đạt 98%.

8. Thu hút 80% phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt Hội, 82% hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi có ít nhất một hội viên. Xây dựng quỹ Hội bình quân đạt 100.000 đồng/hội viên.

9. 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện, 95% cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức.

10. Hàng năm bình quân mỗi cơ sở Hội (Hội LHPN xã, phường, thị trấn) phấn đấu giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp 2 đảng viên nữ nông nghiệp, đường phố.

11. 100% các huyện, thành Hội thành lập thí điểm tổ chức Hội phụ nữ trong các doanh nghiệp tư nhân.

* Khâu đột phá

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

2. Tập trung các hoạt động giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo bền vững.

          B. Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2011-2016

1. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua gắn với các cuộc vận động đảm bảo chất lượng và hiệu quả

Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, lồng ghép với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phong trào thi đua“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các cuộc vận động:“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Mái ấm tình thương”; phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

2. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, phát huy giá trị đạo đức của  phụ nữ Việt Nam

- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; vận động phụ nữ thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Đề án, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giai đoạn 2011 - 2015; sâu sát cơ sở …có biện pháp giải quyết phù hợp hiệu quả.

- Động viên phụ nữ phát huy tinh thần tự học tập nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kiến thức xây dựng gia đình; khuyến khích khả năng sáng tạo trong chị em phụ nữ.

- Tuyên truyền giá trị văn hóa đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Thực hiện hiệu quả Tiểu Đề án 1 - Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.

- Cải tiến nội dung tài liệu và cách thức tuyên truyền giáo dục phù hợp, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng phụ nữ. Củng cố, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở.

- Phát huy kết quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả.

- Chú trọng công tác xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến, tổ chức sơ tổng kết biểu dương các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.

3. Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát các chính sách an sinh xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống của phụ nữ. Giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; phối hợp tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Phát triển mô hình hoạt động phù hợp với cơ sở. Làm tốt công tác tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nhân phẩm của phụ nữ trong các giao dịch quốc tế và hôn nhân có yếu tố nước ngoài

- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật pháp chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tham mưu thực hiện tốt Nghị định 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước”.

- Giải quyết và tham gia giải quyết có hiệu quả, dứt điểm các đơn thư khiếu nại tố cáo của hội viên; chủ động tham gia hoạt động hòa giải tại cơ sở.

- Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chính sách; phản biện xã hội; tư vấn, trợ giúp pháp lý, giải quyết đơn thư cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Nâng cao nhận thức và năng lực để phụ nữ thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, giám sát, nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Thực hiện tốt Tiểu Đề án 4 về “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2008- 2012”. Duy trì hiệu quả mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” và tổ chức thực hiện tốt “Ngày pháp luật” tại cơ sở.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, Đề án số 04-ĐA/TU của BTV Tỉnh uỷ về“Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý giai đoạn 2010 -2020”; tham mưu thực hiện tốt công tác cán bộ nữ; tích cực phát hiện và giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng kết nạp.

4.  Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường

- Chủ động, tích cực tham gia vào quá trình triển khai thực hiện 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015, Nghị quyết số 145-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”; góp phần thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các hoạt động giúp nhau trong sản xuất đời sống, lúc khó khăn, hoạn nạn; giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ, tập trung các nguồn lực giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo bền vững; tiếp tục thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng quản lý các loại hình hoạt động tín dụng, tranh thủ khai thác các nguồn vốn giúp phụ nữ xóa đói giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

- Thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015. Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và từng cấp Hội, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, ưu tiên đối tượng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ dân tộc, tôn giáo, phụ nữ nơi thu hồi đất cho phát triển công nghiệp.

- Khuyến khích phụ nữ phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của Hội nữ doanh nhân tỉnh trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ nữ về bảo vệ môi trường; khuyến khích phụ nữ tham gia quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo cân bằng sinh thái, phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường; thực hiện các chương trình mục tiêu, đề án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Duy trì hoạt động của các mô hình câu lạc bộ phụ nữ với công tác vệ sinh môi trường. Xây dựng mô hình “sản xuất thực phẩm sạch”, “tiêu dùng sạch” trong hội viên phụ nữ.

5. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững

- Triển khai sâu rộng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; tổ chức “Ngày hội gia đình hạnh phúc” thiết thực hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm.

- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015; Đề án “Hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập” giai đoạn 2011-2015.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phụ nữ và các thành viên trong gia đình; tư vấn, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình, kiến thức phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực, buôn bán phụ nữ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ... Xây dựng và nhân rộng các mô hình dịch vụ gia đình.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, chương trình phối hợp hoạt động giữa các cấp Hội với lực lượng vũ trang.

6. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy các cấp Hội; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 59 - NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay”.

- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực; thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cho phù hợp. Xây dựng và thực hiện đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp theo chức danh từng giai đoạn, từng năm cụ thể.

- Nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng và phát huy vai trò tích cực của hội viên nòng cốt; đa dạng hóa các loại hình thu hút hội viên.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Thực hiện chiến lược cán bộ theo hướng chuyên sâu cấp tỉnh và huyện, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các ban chuyên môn cấp tỉnh; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp hoạt động cộng đồng và khả năng vận động thuyết phục quần chúng cho đội ngũ cán bộ chi, tổ phụ nữ.

- Làm tốt vai trò tham mưu với cấp uỷ về công tác cán bộ nữ. Giới thiệu cán bộ nữ đưa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp đảm bảo quy định.

- Tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Chi hội phụ nữ thôn, bản và tư­ơng đư­ơng.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, các Nghị quyết của Hội và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội. 

- Quan tâm đề xuất chính sách và chủ động, sáng tạo tìm ra phương thức phù hợp để chăm lo cho cán bộ Hội về vật chất, tinh thần; đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở và chi, tổ.

- Phát triển hội viên, mở rộng tính liên hiệp của tổ chức Hội; tiếp tục coi trọng phát triển tổ chức cơ sở Hội trong các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp một cách phù hợp.

7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về hoạt động đối ngoại nhân dân; tham gia thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới quyền của phụ nữ và bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam hoặc Hội đã cam kết.

- Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; vận động phụ nữ nâng cao ý thức cảnh giác, chống âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

- Tranh thủ khai thác và huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ hoạt động của các cấp Hội; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ quốc tế theo quy định của Nhà nước.    

              C. Kết quả bầu cử Ban chấp hành, Ban thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang khoá XIV, nhiệm kỳ 2011 - 2016

1- Đại hội đã quyết định số lượng uỷ viên ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Bắc Giang khoá XIV, nhiệm kỳ 2011-2016 là 29 đồng chí:

1. Lâm Thị Hương Thành – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

2. Đỗ Thị Lệ - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

3. Nguyễn Thị Liên – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

4. Nguỵ Thị Tuyến – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

5. Vũ Thị Hương -  Trưởng ban Gia đình xã hội

6. Lê Thị Xuân Vĩnh – Trưởng ban Tổ chức cán bộ

7. Vũ Thị An – Trưởng ban Tuyên giáo

8. Phạm Thị Hằng – Chánh Văn phòng

9. Nguyễn Thị Dung Lan – Phó Chánh Văn phòng

10. Nguyễn Thị Hồng Tâm - Phó Chánh Văn phòng

11. Phạm Thị Tuyết Trinh – Phó Trưởng ban LPCS

12. Nguyễn Thị Hồng Dung – Phó trưởng ban Tổ chức cán bộ

13. Nguyễn Thị Bích – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

14. Nguyễn Thị Kiểm – Trưởng phòng Kế toán - Ngân quỹ Ngân hàng CSXH tỉnh

15. Nguyễn Thị Kim Dung – Phó Bí Thư Tỉnh đoàn thanh niên

16. Nguyễn Thị Ngọc Thu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh

17. Hàn Thị Hồng Thuý – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh

18. Bùi Thị Ánh Hồng - Trưởng ban Công tác nữ Công an tỉnh

19. Nguyễn Thị Hiệp – GĐ Công ty TNHH Thương mại Hùng Hiệp - Ttr Đồi Ngô - Lục Nam - Bắc Giang.

20. Dương Thị Thanh – Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Dũng

21. Trần Thị Phú – Chủ tịch Hội LHPN huyện Sơn Động

22. Dương Thị Hoè – Chủ tịch Hội LHPN huyện Lục Nam

23. Nguyễn Thị Duyên – Chủ tịch Hội LHPN huyện Việt Yên

24. Dương Thị Thuỷ - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lục Ngạn

25. Phan Thị Thu Hương – Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạng Giang

26. Trần Thị Vượng – Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Thế

27. Dương Phương Thanh – Chủ tịch Hội LHPN thành phố Bắc Giang

28. Dương Tuyết Lan – Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Yên

29. Nguyễn Thị Thuý – Chủ tịch Hội LHPN huyện Hiệp Hoà

2- Ban chấp hành đã họp phiên thứ nhất bầu 9 đồng chí tham gia Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh khoá XIV như sau:

1. Lâm Thị Hương Thành- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

2. Đỗ Thị Lệ - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

3. Nguyễn Thị Liên- Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

4. Nguỵ Thị Tuyến - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

5. Phạm Thị Hằng - Chánh Văn phòng

6. Vũ Thị An - Trưởng ban Tuyên giáo

7. Lê Thị Xuân Vĩnh- Trưởng ban Tổ chức cán bộ

8. Nguyễn Thị Bích - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

9. Phan Thị Thu Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạng Giang

                  Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện; xây dựng quê hương Bắc Giang  ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,731
Tổng số trong ngày: 3,720
Tổng số trong tuần: 23,086
Tổng số trong tháng: 53,523
Tổng số trong năm: 549,753
Tổng số truy cập: 1,520,825