Làm giàu từ cây cam

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Do biết áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng phù hợp nên nhiều năm nay, trang trại cam Đường Canh, cam Vinh của gia đình chị Nguyễn Thị Chiếm, thôn Đồng Quýt, Tân Mộc, huyện Lục Ngạn cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Thành công có được là nhờ chị Chiếm đã dám nghĩ, dám làm.
Do biết áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng phù hợp nên nhiều năm nay, trang trại cam Đường Canh, cam Vinh của gia đình chị Nguyễn Thị Chiếm, thôn Đồng Quýt, Tân Mộc, huyện Lục Ngạn cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Thành công có được là nhờ chị Chiếm đã dám nghĩ, dám làm.
Cũng giống như bao hộ gia đình ở Lục Ngạn, cây vải thiều là cây phát triển kinh tế của huyện, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương. Với 300 cây vải thiều trên diện tích 2 mẫu đã góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho gia đình chị Chiếm. Mặc dù vậy, trong quá trình canh tác vải thiều đã cho thu nhập nhưng kết quả không cao vì khi cây vải thiều được mùa thì mất giá, thời gian thu hoạch ngắn. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của chị Chiếm và gia đình. Năm 2005, khi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về một số mô hình trồng cây có múi ở Hưng Yên, Hòa Bình, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thấy vậy, chị cùng chồng là anh Bùi Xuân Sinh đã về các vùng đó xem xét và học hỏi kinh nghiệm. Khi khảo sát thấy rằng các loại cây đó có thể phát triển được trên diện tích đất trồng của gia đình. Bước đầu, chị đã lấy giống cây cam Đường Canh, cam Vinh trồng thử với diện tích 5 sào. Sau 2 năm xây dựng cơ bản, đến năm thứ 3 cây cam cho lấy quả nhưng lại thất bại. Bởi theo chị Chiếm, kỹ thuật trồng cam rất khó vì dễ nhiễm sâu bệnh. Thời gian đầu, mới trồng chưa có kinh ngiệm, vì vậy cây cam đang độ mọng nước mà chỉ vài ngày rụng hết quả. 
Từ những thất bại đó, Chị chiếm đã tự tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây cam từ sách, báo, đồng thời đi thực tế, thăm quan các mô hình ở các vùng chuyên canh cam ở Hải Dương, Hưng Yên để học hỏi kinh nghiệm. Về nhà, chị đã thử nghiệm kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu…theo các tiêu chuẩn khác để tìm biện pháp tối ưu. Không ngừng học hỏi, tìm tòi, chị đã tìm ra bí quyết chăm sóc vườn cam hiệu quả. Cây cam khác với cây vải vì nó là cây khó tính đòi hỏi thâm canh cao, chăm sóc canh tác phải tỉ mỉ chính xác đến từng ngày, từng tháng đối với thời vụ của cây. Để tránh sâu bệnh, chị đã trồng ổi xen lẫn cây cam nhằm thu hút mùi thơm từ ổi, tránh được sâu bệnh. Hướng của gia đình là canh tác chăm bón cây theo tiêu chuẩn VietGAP là cây khỏe xanh tốt, tự kháng sâu bệnh, là sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Vì vậy, đến năm thứ 4 vườn cam đã thu được kết quả bước đầu. 
Với kết quả đó, năm 2009, chị đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 2 mẫu vải trên đồi sang trồng cam, theo chị, đây là một quyết định khó khăn đối với chị bởi 2 lý do: một là chuyển từ cây vải thiều – là cây truyền thống, mang thương hiệu nổi tiếng của Lục Ngạn sang trồng cam; hai là chuyển cây cam từ đất ruộng cao lên đồi. Từ hiệu quả kinh tế mà trang trại cam đem lại cho thấy quyết định của chị là hoàn toàn chính xác. Bởi theo chị, với cùng diện tích, sau khi trừ hết chi phí: phân bón, nhân công…cây vải thiều cho thu nhập 30 – 50 triệu đồng/năm, trong khi đó cây cam đem lại hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần, cụ thể như năm 2010 cho thu nhập 350 triệu đồng/năm, năm 2011 cho thu nhập 1,1 tỷ đồng, năm 2012 cho thu nhập 800 triệu đồng.
Số tiền thu được một phần chị để trang trải cuộc sống, một phần tập trung mở rộng diện tích trồng cam. Hiện nay chị đã có 8 mẫu vườn chuyển trồng cam tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 3 mẫu đang được thu hoạch và 5 mẫu đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Chị Chiếm cho biết: Đến nay vườn cam của gia đình chị đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, là năm sai quả nhất từ khi trồng cam, ước tỉnh sản lượng khoảng 50 tấn quả, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo được nhiều thương lái đặt mua trong dịp Tết.
Không chỉ là người lao động sản xuất giỏi, chị Chiếm là người vợ đảm đang, biết lo toan mọi công việc gia đình để anh Bùi Xuân Sinh - chồng chị tham gia công tác xã hội. Được biết, anh chị vừa xây dựng thì anh Sinh đi học Đại học Nông nghiệp Bắc Thái, sau đó về công tác tại địa phương, trải qua nhiều cương vị khác nhau: trưởng thôn, Chủ tịch UBND xã Tân mộc, Phó ban Dân vận huyện ủy và đến nay là Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện. Chị luôn quan tâm, chia sẻ, sắp xếp công việc gia đình, nuôi dạy con cái, tạo điều kiện cho chồng chị tham gia công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai con trai của chị đều chăm ngoan, học giỏi, hiều thảo với ông bà, bố mẹ. Con trai lớn Bùi Đình Điền hiện đang công tác tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội Hà Nội. Con trai thứ hai Bùi Trọng Đại hiện là sinh viên năm thứ ba Học Viện Ngân hàng.
Bên cạnh là hội viên năng động, nhiệt tình, tích cực tham gia hoạt động Hội. Trong những năm qua, gia đình chị đã giúp đỡ 40 lượt chị em khó khăn thiếu vốn sản xuất với tổng trị giá 350 triệu đồng, không lấy lãi. Trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động, vào những tháng thời vụ như thu hoạch, chăm sóc cây trồng có thể mượn từ 10 đến 15 lao động với mức lương trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị còn hướng dẫn nhiều hội viên phụ nữ xã Tân Mộc trồng cam, tạo vùng chuyên canh hàng hóa mang lại cuộc sống ấm no. Gia đình chị nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa. Năm 2013, chị vinh dự là một trong 20 điển hình phụ nữ được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh./.
 
 
 
 
 
 
Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,630
Tổng số trong ngày: 1,027
Tổng số trong tuần: 24,519
Tổng số trong tháng: 54,956
Tổng số trong năm: 551,186
Tổng số truy cập: 1,522,258