Phương pháp nắm bắt, phản ánh tâm tư,nguyện vọng của phụ nữ

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Tâm tư, nguyện vọng là trạng thái tâm lý thể hiện mong muốn, nhu cầu cần được đáp ứng về một vấn đề nhất định nhưng chưa được đề đạt đến cấp có thẩm quyền hoặc chưa được thỏa mãn do đó gây nên những băn khoăn, bức xúc của các nhân hoặc nhóm... Dù ở góc độ nào, những tâm tư, nguyện vọng đó đều cần được lắng nghe, thấu hiểu và có biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp. Đó chính là một trong các nhiệm vụ của các đoàn thể quần chúng, đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Quá trình nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ phải được thực hiện 2 bước: Lắng nghe và xác định các ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ; tổng hợp và phản ánh lên cấp ủy, chính quyền, hội cấp trên hoặc các ngành chức năng có thẩm quyền giaỉa quyết. Trong mỗi bước, cán bộ Hội cần sử dụng kết hợp một số phương pháp và kỹ năng phù hợp.

1. Xác định tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.

Để xác định chính xác tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, đội ngũ cán bộ Hội cơ sở từ BCH đến các chi/tổ trưởng cần sử dụng phương pháp thu thập các ý kiến, thái độ thể hiện tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Các kỹ năng cần sử dụng kết hợp trong quá trình thu thập các ý kiến, nguyện vọng của phụ nữ là:

- Kỹ năng giao tiếp thu thập thông tin: Là quá trình tiếp xúc trực tiếp, sử dụng kết hợp khả năng hỏi đáp, thảo luận, trao đổi ý kiến với cá nhân hội viên phụ nữ hoặc với nhóm. Có thể thông qua sinh hoạt chi/tổ hoặc qua hoạt động thăm hỏi tại hộ gia đình. Đây là cơ hội để cán bộ Hội Phụ nữ trao đổi thu thập các ý kiến, đề xuất từ hội viên, phụ nữ hoặc tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong gia đình. Để giao tiếp tốt, cán bộ Hội cần biết thiết lập mối quan hệ ứng xử thiện cảm, hợp tác, sẵn sàng tin cậy và chia sẻ hai chiều giữa cán bộ Hội và hội viên. Cán bộ HỘi biết bày tỏ sự cảm thông đúng mực – nghĩa là tự đặt bản thân vào vị trí, hoàn cảnh của chị em để suy nghĩ, cảm nhận và giao tiếp. Nhờ đó mà cán bộ Hội có thể hiểu đúng và xác định chính xác về tâm tư, nguyện vọng bức xúc của chị em. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cán bộ Hội Phụ nữ phải giữ vững thái độ công bằng, có lý, có tình, xử sự đúng luật pháp, chính sách.

- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe thông thường là sử dụng thính giác để tiếp nhận thông tin; lắng nghe tích cực là cách tập trung nghe để vừa hiểu đúng ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng vừa có khả năng phản hồi, trao đổi thông tin. Nên dành thời gian trong buổi sinh hoạt chi/tổ phụ nữ để chị em được phát biểu, bày tỏ ý kiến và cán bộ Hội trực tiếp lắng nghe. Các ý kiến, đánh giá, quan điểm, thái độ… sẽ giúp cho cán bộ hội cơ sở có căn cứ để xá định các vấn đề bức xúc và tâm tư, nguyện vọng cần được giải quyết của phụ nữ ở địa phương. Ngoài ra, cán bộ Hội có thể tham khảo thêm ý kiến từ bạn bè, hàng xóm, láng giềng, các tầng lớp quần chúng nhân dân, những người có uy tín như già làng, trưởng họ, các cán bộ đảng, trưởng thôn bản… về tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.

- Kỹ năng phỏng vấn (đặt câu hỏi): Là biện pháp cần thiết kết hợp trong quá trình lắng nghe. Khi các ý kiến, nguyện vọng của phụ nữ bày tỏ chưa rõ ràng, cán bộ Hội chưa hiểu chính xác nguyện vọng của chị em thì nên sử dụng biện pháp đặt câu hỏi. Hình thức phỏng vấn (hỏi-đáp) miệng thông thường không cần thiết kế sẵn câu hỏi mà tùy thuộc vào vấn đề mà cán bộ Hội quan tâm để đặt câu hỏi. Cần lựa chọn cách đặt câu hỏi phù hợp với đặc điểm đối tượng như: trình độ, lứa tuổi… Câu hỏi phải cụ thể, dễ hiểu, khai thác đúng nhu cầu cần được giãi bày tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Nên đặt câu hỏi mở để có thể khai thác các thông tin giải thích về nguyên nhân vấn đề bức xúc cần giải quyết của phụ nữ. Đồng thời trong quá trình trao đổi, cán bộ Hội cần biết cách đặt các câu hỏi kiểm tra để đo lường mức độ trung thực của các câu trả lời, hoặc khẳng định độ chính xác của thông tin. Có thể hỏi trực tiếp cá nhân hoặc nhóm những cũng có thể hỏi gián tiếp bằng phiếu trưng cầu ý kiến, bảng hỏi…

- Kỹ năng quan sát: Xem xét, nhìn nhận trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện ghi hình. Quan sát công khai hoặc bí mật cá nhân, nhóm và cộng đồng về các biểu hiện , các phản ứng, sự bộc lộ thái độ, tình cảm của cá nhân hoặc nhóm phụ nữ ngay trong quá trình giao tiếp trực tiếp, hoặc gián tiếp đều có thể giúp cho việc xác định tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ chính xác hơn.

- Tham vấn: Là trực tiếp hỏi ý kiến các nhà lãnh đạo hoặc các cá nhân có uy tín trong cộng đồng. Đây là những nhân vật có khả năng cung cấp thông tin chính thức, những nhận định chính xác giúp cho cán bộ Hội dễ dàng hơn trong việc xác định tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Tập trung để thu thập ý kiến làm sáng tỏ các tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.

Ngoài ra, cán bộ Hội Phụ nữ cấp cơ sở còn có thể kết hợp thêm các phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, đọc báo cáo kiểm tra, sơ, tổng kết của các ban, ngành, đoàn thể khác có đề cập đến tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.

Sau khi thu thập các luồng ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ ở cơ sở, cán bộ Hội cần có kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin để xác định và phân loại tâm tư nguyện vọng. Có các cách phân loại như sau:

- Căn cứ vào tính chất và mức độ cần giải quyết có các loại:

+ Tâm tư, nguyện vọng chính đáng cần đề xuất giải quyết; tâm tư, nguyện vọng không chính đáng, cần có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

+ Tâm tư, nguyện vọng bức xúc cần giải quyết cấp bách, kịp thời; tâm tư, nguyện vọng cần có thời gian nghiên cứu giải quyết lâu dài…

- Căn cứ vào nội dung/vấn đề có các loại:

+ Tâm tư, nguyện vọng về quyền, lợi ích vật chất.

+ Tâm tư, nguyện vọng về quyền, lợi ích tinh thần.

+ Tâm tư, nguyện vọng kết hợp cả quyền, lợi ích vật chất và tinh thần…

- Căn cứ vào số lượng người có cùng tâm tư, nguyện vọng có các loại:

+ Tâm tư, nguyện vọng của đa số hoặc thiểu số.

+ Tâm tư, nguyện vọng của cá nhân hoặc nhóm.

Để xác định và phân loại tâm tư, nguyện vọng một cách chính xác, cán bộ Hội cơ sở cần hiểu biết vững vàng về quan điểm, chủ trương của Đảng; luật pháp, chính sách của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương. trê cơ sở đó xác định tâm tư, nguyện vọng là chính đáng hay không; của nhiều hay ít người; thuộc nhóm phụ nữ trung niên, thanh niên hay cao tuổi; thuộc ngành nghề, dân tộc, tôn giáo nào.

2. Tổng hợp và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ.

Tổng hợp và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ lên Hội cấp trên và cấp ủy là nhiệm vụ thường xuyên thực hiện của cán bộ Hội cấp cơ sở. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ này, cán bộ Hội cần có kỹ năng nhất định về tổng hợp bằng văn bản báo cáo về tâm tư, nguyện vọng của quần chúng phụ nữ và kỹ năng trình bày, phản ánh.

Cần chuẩn bị bằng văn bản, báo cáo để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ vì nó giúp cán bộ Hội Phụ nữ chủ động, tự tin hơn. Có văn bản gửi kèm sẽ giúp lãnh đạo cấp trên có căn cứ để nghiên cứu giải quyết; cán bộ Hội có căn cứ để kiểm tra việc giải quyết đạt được đến đâu.

- Có hai dạng báo cáo về các luồng ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ:

+ Báo cáo nhanh về các Tâm tư, nguyện vọng bức xúc đột xuất nảy sinh cần có giải pháp giải quyết kịp thời. Báo cáo nhanh trong trường hợp hết sức cấp thiết có thể sử dụng bằng lời trực tiếp hoặc qua điện thoại với lãnh đạo; cũng có thể viết tóm tắt nội dung ngắn gọn để chuyển bằng Fax, gửi điện báo hoặc thư chuyển phát nhanh…

Ngụy Thị Tuyến Tỉnh ủy viên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,144
Tổng số trong ngày: 2,683
Tổng số trong tuần: 26,175
Tổng số trong tháng: 56,612
Tổng số trong năm: 552,842
Tổng số truy cập: 1,523,914