Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tháng 4

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, thời tiết nồm ẩm sẽ kéo dài đến tháng 4/2024. Trong giai đoạn nồm ẩm, độ ẩm không khí tăng cao trên 85% kèm theo mưa phùn, sương mù gây ẩm ướt. Là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rus, vi khuẩn… sinh trưởng và phát triển, gây bất lợi cho đàn vật nuôi, đặc biệt đối với các bệnh  về đường hô hấp và tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bên cạnh đó:  Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Nhã Nam theo hình thức nhỏ lẻ là chủ yếu, việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm trên địa bàn rất lớn, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, theo đó mầm bệnh có thể phát tán gây nguy cơ cao lây lan các loại dịch bệnh nói chung và các loại bệnh truyền nhiễm nói riêng là rất lớn sẽ gây thiệt hại về kinh tế cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình phát triển chăn nuôi, là biện pháp tốt nhất có hiệu quả nhất để đảm bảo cho phát triển chăn nuôi bền vững và an toàn, tránh được những rủi do của các dịch bệnh trên đàn vật nuôi có khả năng lây sang người như: cúm gia cầm, bệnh dại,…Thực hiện tốt Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 10/4/2024 của UBND thị trấn Nhã nam về việc tiêm phòng cho đàn gia súc, giua cầm vụ Xuân hè năm 2024).

2. Chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện việc vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi đảm bảo quy trình, kỹ thuật theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn như: Thường xuyên thu gom, xử lý chất thải,  rắc vôi bột xung quanh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng; không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, nghi bị bệnh.

3. Khi thực hiện tái đàn cần mua con giống rõ nguồn gốc, tại các cơ sở uy tín; thực hiện các biện pháp cách ly theo quy định. Khi có vật nuôi bị bệnh, nghi bị bệnh truyền nhiễm phải báo ngay chính quyền địa phương và cán bộ thú y để lấy mẫu xác định nguyên nhân; không được bán chạy, giết mổ, vận chuyển đi nơi khác. Chủ động khai báo với chính quyền TDP và cán bộ thú y số lượng đàn vật nuôi của hộ gia đình để kịp thời nắm bắt và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng: Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho vật nuôi đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, theo từng lứa tuổi mà khẩu phần thức ăn phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của vật nuôi. Lưu ý (không được sử dụng lại thức ăn thừa của những vật nuôi bị bệnh cho vật nuôi khác).Thường xuyên bổ sung Vitamin, Gluco, chất điện giải để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

5. Các loại vắc xin tiêm phòng  cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó mèo vụ Xuân hè năm 2024 trên địa bàn thị trấn Nhã nam:

TT

Loại vật nuôi

Vắc xin sử dụng phòng bệnh

Lứa tuổi

Ghi chú

 

1

 

Đàn chó, mèo

 

Vắc xin dại

Tiêm cho đàn chó, mèo từ 2 tháng tuổi trở lên.

 

 

 

2

 

 

Đàn lợn

Vắc xin 3 bệnh

(dịch tả, THT, Phó thương hàn)

Tiêm cho đàn lợn từ 25 ngày tuổi.

 

Tai xanh

Tiêm cho đàn từ 30 ngày tuổi trở lên

 

LMLM

Tiêm cho đàn từ 35 ngày tuổi trở lên

 

 

3

 

Đàn trâu bò

Tụ huyết trùng

 

Tiêm cho đàn trâu, bò từ 6 tháng tuổi

 

Viêm da nổi cục

 

LMLM

 

4

Đàn gia cầm

Vắc xin cúm gia cầm

Tiêm cho đàn gia cầm từ 15 ngày tuổi trở lên

 

 

                                                                                                                           Dương Phượng.

Bản đồ xã Bản đồ xã

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 18,137
Tổng số trong ngày: 411
Tổng số trong tuần: 449
Tổng số trong tháng: 2,451
Tổng số trong năm: 15,115
Tổng số truy cập: 41,343