Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

Trong những năm gần đây, do biến đổi của khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp; ngành chăn nuôi phát triển mạnh nên việc lưu thông, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật được mở rộng làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục ở đàn trâu, bò; cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng... Đặc biệt, thời gian gần đây tình hình dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp đã làm cho đàn lợn của một số hộ gia đình ốm, không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của vật nuôi cũng như thiệt hại đến kinh tế  của các hộ chăn nuôi.

Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm (đặc biệt là dịch bệnh trên đàn lợn), giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời thực hiện nghiêm Kế hoạch số: 47/KH-UBND ngày 10/4/2024 của UBND thị trấn Nhã Nam về việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi cụ Xuân hè năm 2024 và tiếp tục triển khai tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và nó trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình phát triển chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông, vì vậy sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất có hiệu quả nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Để làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp cho người chăn nuôi tránh được những rủi do của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại,

Thông tin kịp thời và chính xác về diễn biến tình hình dịch bệnh; các biện pháp phòng, chống đối với từng đối tượng. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chính; áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài trung gian truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài côn trùng; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi theo quy định (Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi). Đề nghị các hộ chăn nuôi lợn chủ động kinh phí mua vắc xin tiêm cho đàn lợn để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chủ động báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương và cán bộ Chăn nuôi và Thú y để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: Không vận chuyển; buôn bán, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; cung ứng, buôn bán các loại vắc xin, thuốc thú y không đảm bảo chất lượng.

Thực  tế đã chứng minh khi đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết và bị tiêu hủy do dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng; Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm; Các trường hợp không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật thú y, cụ thể quy định tại:

         1. Tiểu mục 2, khoản 1. Điều 7 Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 300.000đ đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

          2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000đ đến 800.000đ đối với một trong các hành vi: không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng (Theo khoản 2 Điều 7, Nghị định 04/2020).

         3. Đối với những hộ không tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra.

          Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi tạo miễm dịch chủ động, phòng chống dịch bệnh hiệu quả; Chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của vật nuôi và lịch tiêm phòng của các TDP để đảm bảo đàn vật nuôi được tiêm phòng đủ vắc xin theo quy định nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững.

 

                                                                                                                                            Dương Phượng.

Bản đồ xã Bản đồ xã

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,375
Tổng số trong ngày: 151
Tổng số trong tuần: 725
Tổng số trong tháng: 2,062
Tổng số trong năm: 19,247
Tổng số truy cập: 45,475