Lã Như Ý và sản phẩm mỳ gạo Ý Thu

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Từng có một thời, thôn Bãi Ban là làng mì gạo có tiếng của người dân xã Nhã Nam, huyện Tân Yên. Mỳ gạo Nhã Nam có tiếng với sợi mì nhỏ, trắng, sạch, nấu chín không bị nát, được nhiều khách hàng ưa chuộng…
Anh Lã Như Ý giờ là một trong những hộ sản xuất mì gạo nhiều nhất ở xã Nhã Nam với qui mô nhà xưởng trên 200 m 2, bao gồm: Khu vực vo ngâm gạo, khu vực tráng bánh, khu vực phơi sấy và cắt mỳ. Bình quân mỗi ngày anh tráng từ 2- 2,5 tạ gạo. Anh Ý cho biết, tôi ở khu Phố Lao động thị trấn Nhã Nam, lấy vợ ở Bãi Ban và tiếp cận được với nghề làm mỳ từ gia đình bên vợ và bắt đầu làm nghề từ những năm 1999. Tuy là vậy, nhưng Lã Như Ý lại rất chí thú với nghề và quyết tâm gây dựng lại nghề làm mỳ ở đây. Bãi Ban vốn có nghề làm mỳ gạo và mỳ gạo ở đây cũng khá nổi tiếng. Nhưng rồi, nghề này gặp khó khăn, sản xuất thủ công sản phẩm làm ra không lớn, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, các cơ sở chế biến nhỏ càng khó hơn vì vậy hầu hết các hộ ở đây bỏ nghề. Anh Ý cho biết, khi đó sản xuất thủ công, mỗi ngày chỉ tráng chừng 40 kg gạo, nhưng rất vất vả. Năm 2011 anh Ý đi tìm hiểu các làng có nghề làm mỳ trong tỉnh và dừng chân tại thị trấn Chũ, Lục Ngạn. Mỳ Chũ nổi tiếng khiến anh chú tâm nhưng nhiều hơn đó là công nghệ sản xuất mỳ ở đây. Người dân Chũ làm mỳ, nhưng toàn bộ máy móc để sản xuất mỳ lại đặt mua từ Hải Dương và Lã Như Ý đầu tư gần 20 triệu đồng để trang bị lại toàn bộ, từ việc ngâm ủ xay thành bột, hệ thống tráng mỳ, chọn loại phên phơi mỳ phù hợp…

Thăm nơi sản xuất mỳ gạo của Lã Như Ý, phần quan trọng nhất là chiếc máy tráng mỳ dài chừng 4 m. Bột gạo xay nhuyễn được máy bơm lên chứ vào chiếc nồi đặt phía trên sau đó chảy vào hệ thống băng tải. Phía dưới một công nhân đưa từng giàn phơi bánh vào và ở đầu kia của máy, giàn bánh đi ra mang theo bánh đã tráng. Một lao động khác ngồi cắt bánh sau đó chuyển đi phơi. Theo anh Ý, đầu tư trang thiết bị để sản xuất mỳ chuyên nghiệp hơn và tại Nhã Nam hiện nay duy nhất có Lã Như Ý có hệ thống máy tráng mỳ dây chuyền kiểu này. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, năng suất chất lượng mì của Lã Như Ý được nâng lên. Bình quân mỗi ngày anh sử dụng 2 – 2,5 tạ gạo. Mỗi một cân gạo cho 0,85 kg mỳ. Nghề làm mỳ cũng có những đặc thù, do vậy bình quân mỗi tháng chỉ làm chừng 20 ngày và anh thuê 3 công nhân làm việc với mức chi trả 200.000 đồng/người/ngày. Mỳ gạo của Lã Như Ý hiện nay đang được bán với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn sản phẩm của những làng mỳ quanh vùng nhưng sản phẩm làm ra không đủ để đáp ứng yêu cầu. Bí quyết của Lã Như Ý đó là các công đoạn sản xuất từ việc chọn gạo đến chế biến đều đảm bảo nghiêm ngặt quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng chất tẩy rửa, phụ gia. Và phải nắm vững kỹ thuật nấu bột, hấp mỳ, vì nếu bột chưa chín mỳ sẽ bị sượng, chín quá khi nấu mỳ sẽ kém dai. Chính vì vậy mỳ của Lã Như Ý sản xuất ra có sợi nhỏ, trắng, sạch, nấu chín không bị nát nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Trong gian hàng trưng bầy sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng NTM của huyện Tân Yên lâu nay thường có sản phẩm mỳ của Lã Như Ý.

  Châu Giang

Bản đồ xã Bản đồ xã

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,225
Tổng số trong ngày: 19
Tổng số trong tuần: 379
Tổng số trong tháng: 458
Tổng số trong năm: 17,643
Tổng số truy cập: 43,871