Thứ tư, 12 Tháng 06 Năm 2024

Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học (sửa đổi)

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Sáng ngày 25/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề: "Giáo dục và đào tạo", lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học (sửa đổi) tại Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.

 

Quang cảnh Hội nghị

Dự buổi tiếp xúc, có các đồng chí: Từ Minh Hải – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Diêm Hồng Linh – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Lãnh đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Đoàn Luật sư tỉnh; Lãnh đạo Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lãnh đạo huyện Việt Yên, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, đại diện Lãnh đạo phòng, khoa chuyên môn của trường và 170 cử tri là đại diện Lãnh đạo, cán bộ ngành giáo dục và đào tạo.

Tại Hội nghị đã có 13 ý kiến cử tri phát biểu và 6 ý kiến bằng văn bản, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật giáo dục nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13, khắc phục các bất cập của Luật hiện hành và bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng tán thành sửa đổi Luật giáo dục đại học nhằm tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển. Các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về các quy định cụ thể của 2 dự thảo Luật.

Đại diện cử tri Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang phát biểu ý kiến

 

Đối với Luật giáo dục (sửa đổi), cử tri đề nghị một số nội dung: Bổ sung thêm nhiệm vụ của giáo viên là chăm sóc và giảng dạy; đối với giáo viên THPT cần quy định rõ phải có bằng đại học sư phạm chính quy mới được giảng dạy để đảm bảo chất lượng, cải thiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, nhân viên trong nhà trường và cán bộ quản lý giáo dục; đề nghị quy định lại việc đóng góp quỹ xây dựng trường hàng năm; vấn đề miễn học phí đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trẻ mầm non 5 tuổi; nâng chuẩn đào tạo đối với giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng sư phạm...

Với Luật giáo dục đại học (sửa đổi), cử tri đề nghị một số nội dung: Cần nêu rõ cơ chế giám sát đối với các trường đại học, quy định rõ vai trò, chức năng, thẩm quyền của hội đồng trường và Ban giám hiệu; bổ sung quy định về đào tạo gắn với sử dụng; có chính sách cho phát triển giáo dục đại học. Đặc biệt là giao quyền tự chủ về nhân sự, tài chính và tuyển sinh cho các trường đại học.

Ngoài ra, cử tri cũng bày tỏ tâm tư, nguyện vọng về thực tế thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn học vẫn đang tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học; việc mua sắm tài sản tập trung hiện nay không phù hợp với điều kiện của các nhà trường; thời gian hoàn thành thủ tục kéo dài trong khi trang thiết bị thì luôn cần ngay, gây khó khăn cho quản lý và tổ chức giảng dạy; việc phối hợp 3 bên giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh; đồng thời đề nghị hằng năm, các ngành chức năng tỉnh nên nghiên cứu, hoàn thành sớm kế hoạch tuyển dụng giáo viên để bảo đảm tỷ lệ giáo viên/lớp….

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Bà Lê Thị Thu Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã ghi nhận các ý kiến góp ý. Trên cơ sở đó, đoàn sẽ tổng hợp và có ý kiến tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

                                                            Hoàng Phương - Ủy ban MTTQ tỉnh 

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,065
Tổng số trong ngày: 2,126
Tổng số trong tuần: 20,802
Tổng số trong tháng: 70,617
Tổng số trong năm: 491,382
Tổng số truy cập: 1,790,345