Thứ tư, 08 Tháng 05 Năm 2024

Nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 24/11, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang (đơn vị cụm trưởng) chủ trì tọa đàm “Kinh nghiệm và những giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”. Tham dự có đồng chí Đồng Huy Cương, Trưởng Ban Tổ chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam; đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh; lãnh đạo Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị 11 tỉnh, TP cụm 1 (gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc).

      

      Toàn cảnh Toạ đàm

          Phát biểu chào mừng, đồng chí đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang thông tin về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đồng chí khẳng định: Công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới cả về chất lượng và phương thức hoạt động; đóng góp nhất định vào hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Công tác đối ngoại, đối ngoại nhân dân luôn được tỉnh Bắc Giang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch thực hiện. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang có 9 hội hữu nghị song phương cấp tỉnh là thành viên; 66 hội, chi hội thành viên cấp huyện và tương đương (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; 12 doanh nghiệp là hội viên liên kết. Hơn 6.000 hội viên ở tất cả 10 huyện, TP tham gia sinh hoạt.

        Tại tọa đàm, các đại biểu khẳng định: Sự phát triển của Liên hiệp hữu nghị các tỉnh, TP đã dần từng bước đáp ứng với yêu cầu của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Nhãn

 

Các ý kiến nêu bật những khó khăn trong hoạt động như: Việc giao chỉ tiêu biên chế, tổ chức các hoạt động; chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh, TP còn có những bất cập. Một trong những nguyên nhân là do việc thể chế hóa những chỉ thị, kết luận, quyết định… của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ bằng những văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và cấp tỉnh còn chậm, không thống nhất.

Thiếu đồng bộ trong thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, nhất là những cán bộ được cấp ủy, chính quyền luân chuyển, điều động từ các cơ quan, ban của Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội sang làm chuyên trách công tác đối ngoại nhân dân.

Một số cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đúng mức và tạo điều kiện cho các hoạt động đối ngoại nhân dân. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và kinh phí hoạt động hạn hẹp, khó khăn, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới.

Trên cơ sở đó, các đại biểu đưa ra những giải pháp, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân. Đó là: Bám sát Chỉ thị số 12 – CT/TW ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư, Chương trình hành động số 1830/LHHN-VP ngày 13/10/2022 của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. 

Tích cực, chủ động tham mưu xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án nâng cao chất lượng hoạt động. Tăng cường cán bộ trẻ vào ban chấp hành, thu hút hội viên là doanh nghiệp vào các hội hữu nghị. 

Đẩy mạnh giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước. Tăng cường kết nối với các tình nguyện viên và chuyên gia nước ngoài đang học tập, công tác, sinh sống tại Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước…

Trên cơ sở các ý kiến tại tọa đàm, cụm số 1 sẽ có những kiến nghị cụ thể đối với ban, bộ, ngành Trung ương, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và với cấp uỷ, chính quyền địa phương về những khó khăn cần tháo gỡ. Qua đó góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là: Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Lãnh đạo Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang trao cờ
Cụm trưởng Cụm 1 năm 2024 cho lãnh đạo Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Phúc

Cùng ngày, Cụm số 1 tổ chức Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân của Cụm 1 năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân năm 2024; suy tôn Cụm trưởng, Phó Cụm trưởng năm 2024. Theo đó, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang được các đơn vị trọng Cụm 1 suy tôn và đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023; Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Phúc làm cụm trưởng năm 2024, Phó Cụm trưởng là Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An; đồng thời năm 2024, Cụm 1, tiếp nhận Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Ninh về sinh hoạt, như vậy năm 2024, Cụm 1, có 12 liên hiệp các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. 

LIÊN HIỆP CTC HỮU NGHỊ BẮC GIANG

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,003
Tổng số trong ngày: 2,254
Tổng số trong tuần: 17,118
Tổng số trong tháng: 34,836
Tổng số trong năm: 354,043
Tổng số truy cập: 1,653,006