Thứ tư, 12 Tháng 06 Năm 2024

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa MTTQ và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
   Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là một mốc son để lại dấu ấn lịch sử khai sinh Quốc hội đầu tiên thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta. 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vững chắc vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao; cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Quốc hội đã hoàn thành vai trò lịch sử, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập phát triển.

     Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là một mốc son để lại dấu ấn lịch sử khai sinh Quốc hội đầu tiên thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta. 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vững chắc vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao; cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Quốc hội đã hoàn thành vai trò lịch sử, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập phát triển.

     Trong những năm qua, MTTQ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành công của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, đối ngoại và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Sự phối hợp hoạt động ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi bên theo chức năng, nhiệm vụ, góp phần động viên toàn dân thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Quốc hội đã thông qua.

Các Đ/c lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh TXCT tại thành phố Bắc Giang

     Sự phối hợp giữa MTTQ và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua tiếp tục được tăng cường và đạt được nhiều kết quả. Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và MTTQ tỉnh tăng cường tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu, thực hiện tích cực chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; động viên thu hút đông đảo trí thức, doanh nhân, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp thiết thực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

     Các vấn đề lớn liên quan đến quốc kế dân sinh, những vấn đề quan trọng của đất nước, liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều được tham khảo ý kiến của Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều quan tâm đến công tác Mặt trận, tích cực tham gia các hoạt động của Mặt trận các cấp để góp phần cùng Mặt trận vận động nhân dân củng cố, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội trong thời kỳ mới.

     Sự tham gia của MTTQ vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã thể hiện vai trò Mặt trận là cơ quan đại diện của nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Các dự án luật trước khi thông qua được Quốc hội thực hiện các quy trình lấy ý kiến góp ý, phản biện của MTTQ và các tổ chức thành viên. MTTQ đã tổ chức 262 hội nghị lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 4.098 người dự, có 825 ý kiến tham gia trực tiếp và 1.201 ý kiến góp ý bằng văn bản. Trong nhiệm kỳ qua, MTTQ đã tổ chức góp ý 180 dự thảo Luật với hàng nghìn ý kiến tham gia, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật. Tiêu biểu như góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam; góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam; Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)... Đặc biệt là tham gia góp ý vào Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhằm tạo cơ sở pháp lý lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn tham gia đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; tham gia góp ý vào những nội dung hoạt động của Quốc hội, HĐND, các cơ quan của Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, HĐND đảm bảo dân chủ, chất lượng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương...

     MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn Đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp. Đã có nhiều đổi mới trong tiếp xúc cử tri, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thường xuyên lắng nghe, nắm tình hình cơ sở; lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri phù hợp với nội dung từng kỳ họp; tăng cường tiếp xúc cử tri tại các xã đặc biệt khó khăn, các địa phương, đơn vị nổi lên nhiều vấn đề phức tạp đang được cử tri quan tâm. Các buổi tiếp xúc được thực hiện dân chủ, cởi mở, dành nhiều thời gian cho cử tri phát biểu, trao đổi; Đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đối thoại với cử tri, mối liên hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri ngày càng gắn bó chặt chẽ. Với vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và nhà nước, trong nhiệm kỳ qua, đã tập hợp 1.419 ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; đồng thời thường xuyên nắm, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri thông tin đến cử tri và nhân dân.

     MTTQ tích cực giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, trong đó có Đoàn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, qua đó giúp các Đại biểu Quốc hội nâng cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu thực hiện chức trách vai trò, nhiệm vụ của mình, xứng đáng là đại diện cho nhân dân. Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh tham gia các hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh; giám sát thực hiện pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh; giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp... Qua đó, đưa ra những kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và chấp hành pháp luật cúa các địa phương và cơ quan, tổ chức.

     MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn Đại biểu Quốc hội tham gia tiếp công dân định kỳ do UBND tỉnh tổ chức và tiếp công dân tại cơ quan; tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong nhiệm kỳ, MTTQ đã tiếp 251 lượt công dân, tiếp nhận 454 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua đó, hai ngành thường xuyên nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bất cập về cơ chế, chính sách; giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững ổn định trên địa bàn.
Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên cũng là dịp Quốc hội nước ta đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Phát huy truyền thống vẻ vang của Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, MTTQ cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

     Thứ nhất: Tích cực phối hợp tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, chú trọng tuyên truyền trực tiếp, trên hệ thống truyền thanh tại huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và khu dân cư. Tăng cường công tác họp dân, hội viên, đoàn viên, vận động nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ cử tri, chấp hành tốt pháp luật, tạo nên không khí ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân, để cử tri toàn tỉnh tham gia đi bầu cử đạt tỷ lệ cao bầu ra các đại biểu xứng đáng, đủ cơ cấu, thành phần, số lượng, đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc.

     Thứ hai: Phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật, chú trọng các dự án luật có liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và của MTTQ Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

     Thứ ba: Tiếp tục đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị phù hợp với nội dung từng kỳ họp. Tăng cường tiếp xúc cử tri tại các xã đặc biệt khó khăn; các địa phương, đơn vị nổi lên nhiều vấn đề phức tạp, đang được cử tri quan tâm. Dành nhiều thời gian để cử tri được phát biểu ý kiến, kiến nghị, trao đổi, đối thoại trực tiếp. Sau các hội nghị tổng hợp trung thực, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cử tri gửi đến Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời nắm, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị đó, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân theo dõi.

     Thứ tư:  Phối hợp tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng hộ dân, người dân theo hình thức lồng ghép với các chương trình khác, nội dung phong phú, thiết thực để thu hút được nhiều người tham gia nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khuyến khích động viên cá nhân, tổ chức tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc đối thoại trực tiếp giữa những người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện với công dân, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; tăng cường công tác hoà giải ở cơ sở, không xem nhẹ những mâu thuẫn nhỏ mới phát sinh từ khu dân cư.

     Thứ năm: Thực hiện tốt Quy trình lắng nghe ý kiến nhân dân, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang. Qua đó nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền lắng nghe tâm tư nguyện vọng và ý kiến của nhân dân, tiếp thu ý kiến, đóng góp, phản ánh của nhân dân; đảm bảo quyền làm chủ và phát huy vai trò giám sát của nhân dân; kịp thời phát hiện những vướng mắc, phát sinh để bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, chính sách, quy định cho phù hợp với quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.

     Thứ sáu:  Phối hợp lựa chọn giám sát những vấn đề mà nhân dân quan tâm, chú trọng giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, môi trường, an sinh xã hội, quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của cán bộ, đảng viên, cơ quan nhà nước,... Qua giám sát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền để khắc phục hạn chế, tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã đề ra.

     Tự hào với truyền thống 70 năm của Quốc hội Việt Nam và hoạt động của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Giang qua các nhiệm kỳ, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, MTTQ  và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tại địa phương, đóng góp tích cực vào hoạt động chung của Quốc hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Diêm Linh

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 15,556
Tổng số trong ngày: 1,284
Tổng số trong tuần: 19,960
Tổng số trong tháng: 69,775
Tổng số trong năm: 490,540
Tổng số truy cập: 1,789,503