Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Thực thi pháp luật về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân là một khái niệm rộng và có phần trừu tượng. Tuy nhiên, không phải là không thể hình dung được. Xã hội bao gồm tất cả mọi người. Phân theo giới thì có nam và nữ; phân theo lứa tuổi thì gồm trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi; theo cách phân chia khác thì có công nhân, nông dân, trí thức, người lao động. Trong xã hội lại có một bộ phận được gọi là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật…Nói đến người tiêu dùng là nói đến hầu như tất cả mọi người, từ quan chức đến ngưới lao động bình thường, từ trẻ sơ sinh đến người thượng thọ. Nhóm người vì nhiều lý do khác nhau vướng vào vòng lao lý là bị can, bị cáo, bị án, đương sự…Thế mới biết, nhân dân là một khái niệm tưởng dễ hiểu mà không hề đơn giản. Nhưng điều đáng nói hơn là, ở nước ta, mọi người dân, dù là ở thành phần nào trong xã hội, đều được bảo vệ quyền, lợi ích, nếu những quyền, lợi ích đó là hợp pháp và chính đáng. Đó là quyền hiến định.

      Cho đến thời điểm này, có thể nói, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền, lợi ích của người dân là tương đối đầy đủ và thống nhất. Nếu thống kê theo cách phân chia như trên thì chúng ta thấy ở hầu hết các lĩnh vực đã được pháp luật điều chỉnh. Ngoài Hiến pháp là luật gốc với những quy định rất cơ bản tại Chương II về quyền con người, quyền công dân, có thể dẫn ra nhiều văn bản như Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật thanh niên, Luật người cao tuổi, Luật mặt trận tổ quốc, Luật công đoàn, Luật người khuyết tật, Luật trợ giúp pháp lý, Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật bảo vệ môi trường, Luật hôn nhân&gia đình, các Luật về khiếu nại, tố cáo; các Bộ luật lớn về lao động, hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự vân vân và vân vân. Đó là chưa kể tới một khối lượng đồ sộ các văn bản hướng dẫn thi hành do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành.

     Hệ thống pháp luật này là công cụ pháp lý rất quan trọng và môi trường pháp luật thuận lợi trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Công tác tổ chức, thi hành pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân được triển khai thực hiện kịp thời và vì vậy đã có những kết quả đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới cái ô che chở của pháp luật, nhiều người dân đã biết tự bảo vệ mình hoặc nhờ người đại diện cho mình đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bị xâm phạm. Một bộ phận nhân dân đã thường xuyên cập nhật, tìm hiểu pháp luật thông qua các kênh thích hợp để tự nâng cao nhận thức cho bản thân, có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết để xử lý những vấn đề phát sinh khi quyền và lợi ích bị xâm phạm. Phần lớn trẻ em sinh ra được xác định quốc tịch, được khai sinh, được chăm sóc sức khỏe, được học hành. Một bộ phận người yếu thế trong xã hội đã có cơ hội học tập, làm việc, hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng nhờ sự nhận thức tốt hơn từ xã hội, bớt đi những rào cản do sự phân biệt, kỳ thị đối với họ. Nhiêu người thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách đã nhận được sự trợ giúp pháp lý miễn phí từ phía nhà nước. Quyền, lợi ích hợp pháp cúa bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng được bảo đảm tốt hơn.

     Những việc đã làm được trong thời gian vừa qua đã tạo nên mảng sáng trong bức tranh về sự quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân do sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân. Nhưng chúng ta chưa thể nói công việc này đã tốt, đã hoàn mỹ. So với yêu cầu đòi hỏi còn phải phấn đầu nhiều hơn nữa. Đối diện với những ưu điểm, kết quả là những tồn tại, thiếu sót đang còn hiện hữu ở khá nhiều lĩnh vực của công tác bảo vệ quyền lợi ích của người dân. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của người dân. Người tiêu dùng khó tìm ra một địa chỉ tin cậy về thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh nên chấp nhận dùng liều với suy nghĩ “chết từ từ còn hơn là chết ngay”. Môi trường sống, lao động đang bị hủy hoại và đe dọa hủy hoại do hậu quả của sự phát triển nóng đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân vì lợi nhuận mà bất tuân các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Ở một góc độ khác, quyền của phụ nữ, trẻ em bị xâm phạm do bạo hành, ngược đãi, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em đang là tình trạng nhức nhối trong xã hội. Việc hành nghề trong bào chữa, bảo vệ cho thân chủ không phải lúc nào cũng suôn sẻ do những rào cản vô hình từ phía cơ quan chức năng làm cho quyền lợi của bị can, bị cáo, đương sự bị ảnh hưởng. Một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện hết vai trò của mình trong việc bảo vệ quyên, lợi ích của người dân, việc chủ động khởi kiện vụ án về hôn nhân&gia đình, lao động để bảo vệ quyền lợi cho đương sự theo điều 162 Bộ luật TTDS của một số cơ quan, tổ chức còn hạn chế. Mỗi người dân chưa biết cách tự bảo vệ mình khi quyền, lợi ích chính đáng bị xâm phạm, còn thiếu tự tin, trong chờ ỷ lại vào cơ quan, tổ chức. Một số cá nhân do kém hiểu biết pháp luật, bị kích động, lôi kéo đã có hành vi lạm dụng dân chủ, nhân danh đòi hỏi quyền lợi mà gây rối trật tự nơi công cộng…

     Để có thể thực hiện tốt hơn pháp luật về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, xin được đề xuất một số biện pháp sau.

     Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật là nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Công tác này cần được đẩy mạnh thường xuyên hơn, sâu rộng hơn, hiệu quả hơn để tạo nên nhận thức pháp luật tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, hình thành trong mỗi người ý thức thượng tôn pháp luật, sống, làm việc theo pháp luật- điều tối cần thiết trong thời buổi hội nhập và phát triển, xa rời và đoạn tuyệt với lối sống theo cảm tính, nghĩ sao làm vậy của một bộ phận người dân đã tồn tại từ bao đời nay. Không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội thông qua và ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh ý thức thượng tôn pháp luật; đồng thời xác định việc tự tìm hiểu, học tập và làm theo pháp luật vừa là quyền, vừa nghĩa vụ của mỗi người dân.

     Tổ chức thi hành nghiêm pháp luật về bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể chắc chắn sẽ được đề cập nhiều trong Hội thảo này. Đối với hệ thống pháp luật đã có, cần đưa những quy định của pháp luật vào cuộc sống kịp thời thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kết hợp với tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, đồng thời biểu dương khen thưởng, động viên những điển hình tốt. Trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, cần phát hiện những quy định bất cập, không còn phù hợp hoặc còn thiếu để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời.

     Một biện pháp không kém phần quan trọng, đó là mỗi người dân cần tự mình, chủ động cập nhật kiến thức về pháp luật mà bản thân quan tâm đẻ nâng cao trình độ nhận thức cho mình, cho gia đình và cộng đồng xung quanh. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định, mỗi người có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Khi đã nắm vững những quy định của pháp luật ở lĩnh vực quan tâm, mỗi người có thể vững tin để hành xử một cách bình tĩnh, chủ động, đúng đắn khi quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Người tiêu dùng thông thái trước tiên phải biết mình có những quyền gì, khi quyền lợi bị xâm phạm thì kêu ai, kêu ở đâu, kêu như thế nào. Không ít người khuyết tật đã chủ động hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, có những đóng góp to lớn cho xã hội, thậm chí còn hơn cả người lành lặn. Là bởi vì họ hiểu luật pháp luôn bảo vệ họ, xã hội không kỳ thị, không phân biệt đối xử với họ và quan trọng là, họ biết họ có quyền bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội, là một thành viên trong xã hội.

     Một xã hội dân chủ, văn minh là trong xã hội đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đươc pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Phát huy vai trò, đề cao tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị, trong đó có Mặt trận Tổ quốc đoàn thể, các đoàn thể là yếu tổ quan trọng làm cho điều này trở thành hiện thực.

Hoàng Văn Lợi - Hội đồng tư vấn DC&PL Ủy ban MTTQ tỉnh

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

 

 

アクセス中: 23,293
1日当たりのページのアクセス回数: 1,408
1週間当たりののページのアクセス回数: 3,269
1か月当たりのページのアクセス回数: 65,762
1年間当たりのページのアクセス回数: 384,969
ページのアクセス回数 : 1,683,932