Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công, đúng pháp luật

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Thực hiện quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn của trung ương, quá trình triển khai và tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và tập trung triển khai thực hiện. Ngày 19/01/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TU để lãnh đạo cuộc bầu cử. Cấp ủy các cấp đều sớm thành lập Ban chỉ đạo cuộc bầu cử và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian, số lượng và thành phần theo quy định của pháp luật (toàn tỉnh thành lập 220 Ủy ban bầu cử với 2.464 thành viên; 03 ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, 19 Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, 78 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, 1.690 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; 1.948 Tổ bầu cử). Ngoài ra, Ủy ban bầu cử các cấp đã thành lập 04 tổ chức giúp việc để triển khai các nội dung cụ thể trong công tác bầu cử (gồm Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban giải quyết khiếu nại tố cáo, Tiểu ban an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và Tiểu ban giúp việc Ủy ban bầu cử). Đã tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai và tập huấn công tác bầu cử ở các cấp theo trình tự công tác bầu cử; đồng thời ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, triển khai tổ chức bầu cử, phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức và toàn dân, bảo đảm việc triển khai công tác bầu cử được tiến hành theo tiến độ, kế hoạch đề ra, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng.

Việc chuẩn bị nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thường trực HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ chuẩn bị kỹ lưỡng về dự kiến cơ cấu, số lượng đại biểu. MTTQ các cấp đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết nội dung, trình tự, cách thức tiến hành giới thiệu người ứng cử; tổ chức 2.776 hội nghị để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri với 10.274 người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, việc giới thiệu người ứng cử được tiến hành công khai, dân chủ, cử tri được lựa chọn, bày tỏ sự sự tín nhiệm đối với từng ứng viên một cách khách quan. Công tác hiệp thương, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của MTTQ được thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác cán bộ cũng như các quy định của pháp luật. Hiệp thương lần thứ nhất đã mở rộng dự kiến cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu (cấp tỉnh giới thiệu bằng 220%; cấp huyện giới thiệu 189,4%; cấp xã giới thiệu 187% so với số đại biểu được bầu), do đó, đã có thêm điều kiện để lựa chọn được người ứng cử đảm bảo về tiêu chuẩn, trình độ; đáp ứng cơ cấu thành phần theo dự kiến.

Công tác tuyên truyền được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành quan tâm triển khai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền qua hội nghị, qua hoạt động của báo cáo viên, tổ chức văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền trực quan và trên hệ thống truyền thanh cơ sở... Nội dung tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử, các quy định của pháp luật về bầu cử, đã tập trung tuyên truyền về quyền bầu cử của cử tri, tuyên truyền về lý lịch, tiểu sử tóm tắt của các ứng viên để nhân dân lựa chọn bầu đủ số lượng, bầu những người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Công tác tuyên truyền được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành quan tâm triển khai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền qua hội nghị, qua hoạt động của báo cáo viên, tổ chức văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền trực quan và trên hệ thống truyền thanh cơ sở... Nội dung tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử, các quy định của pháp luật về bầu cử, đã tập trung tuyên truyền về quyền bầu cử của cử tri, tuyên truyền về lý lịch, tiểu sử tóm tắt của các ứng viên để nhân dân lựa chọn bầu đủ số lượng, bầu những người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19, MTTQ các cấp đã đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất để người ứng cử được tiếp xúc với đủ các thành phần cử tri thực hiện quyền vận động bầu cử. MTTQ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh về tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của 15 ứng viên đại biểu Quốc hội thực hiện quyền vận động bầu cử; phát trên 600 lượt tin, bài, phóng sự và chuyên mục trên sóng truyền hình. Báo Bắc Giang đăng tải trên 400 lượt tin, bài, ảnh trên báo in, báo điện tử. Toàn tỉnh đăng tải hơn 700 tin bài trên cổng thông tin điện tử và phát gần 6000 buổi trên hệ thống truyền thanh cơ sở về các nội dung liên quan đến bầu cử. MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên tổ chức sinh hoạt chính trị, mạn đàm về tiểu sử của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Toàn tỉnh có 1.342.824 cử tri ghi tên trong danh sách, có 1.329.340 cử tri tham gia bỏ phiếu, đạt tỷ lệ 99%.

Cụ Nguyễn Văn Ước, 86 tuổi, TDP Đồn Lương, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tham gia bỏ lá phiếu đầu tiên

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được quan tâm sát sao, các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau cuộc bầu cử. Ủy ban bầu cử các cấp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tuyên truyền của một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị; giải quyết, xử lý kịp thời các điểm tranh chấp, khiếu kiện phức tạp; tình hình đơn thư, khiếu nại tố cáo, kiến nghị liên quan đến công tác bầu cử giảm so với nhiệm kỳ trước; phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn, khu vực bỏ phiếu để đảm bảo an ninh, an toàn, đúng luật.

Công tác tổ chức ngày bầu cử được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp triển khai chu đáo và đồng bộ, có sự tham gia nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân; không khí ngày bầu cử phấn khởi, tin tưởng, thực sự là ngày hội của toàn dân. Các tổ bầu cử đều tổ chức khai mạc đúng thời gian quy định; cử tri tham gia bỏ phiếu tương đối tập trung. Công tác kiểm phiếu đảm bảo nghiêm túc, chính xác, kịp thời, đúng quy định, an toàn tuyệt đối, không có vi phạm xảy ra trong công tác bầu cử.

Kết quả bầu cử đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra, thành phần, cơ cấu đại biểu phù hợp với dự kiến; tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, trình độ trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp Nhân dân. chất lượng đại biểu nâng lên sẽ là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới đạt hiệu quả hơn. (Đại biểu Quốc hội có trình độ trên đại học đạt 88,9% tăng so với nhiệm kỳ trước. Đại biểu HĐND tỉnh trình độ đại học và sau đại học đạt 90,59%, tăng 15,59%; cấp huyện 96,3 82,17%, tăng 14,13%; cấp xã 78,2, tăng 49,92% so với nhiệm kỳ trước).

         Nhân viên tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến nhà người dân cách ly do dịch covid-19

 

Trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng nặng nề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được triển khai và tổ chức thành công tốt đẹp. Kết quả đó là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan. Quá trình thực hiện có sự phân công cụ thể trách nhiệm của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, MTTQ và các tổ chức phụ trách bầu cử. Ủy ban bầu cử các cấp đã bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản hướng dẫn của trung ương, của tỉnh, có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tiễn ở từng địa phương, cơ sở. Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, lựa chọn đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm. Công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ, nhiều hình thức, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; chủ động nắm chắc tình hình và làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; giải quyết dứt điểm những vấn đề còn băn khoăn, bức xúc ở cơ sở, đặc biệt là những vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự ứng cử. Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh; những thiếu sót trong thực hiện các bước của quy trình bầu cử. Công tác tập huấn, hướng dẫn được triển khai có hiệu quả, văn bản tài liệu được biên soạn cụ thể, chi tiết, trang bị tới tận khu dân cư và các tổ bầu cử. Làm tốt công tác thông tin, báo cáo, trao đổi hai chiều để kịp thời giải quyết phát sinh trong quá trình thực hiện cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành công của cuộc bầu cử, cũng còn những hạn chế nhất định cần rút kinh nghiệm. Công tác tuyên truyền về bầu cử giai đoạn đầu còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều cử tri chưa nắm rõ quy định của pháp luật về bầu cử nên còn có ý kiến về  là quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử. Việc dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND ở một số đơn vị nhất là cấp xã còn lúng túng; số lượng, cơ cấu người tham gia ứng cử đại biểu HĐND đưa vào hiệp thương lần 2, lần 3 không đảm bảo số dư nên phải giảm số lượng đại biểu được bầu để đảm bảo số dư theo quy định. Nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung danh sách cử tri biến động do cách ly y tế tập trung, phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, còn phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban bầu cử tỉnh trong việc cập nhật danh sách cử tri theo quy định. Công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở có việc còn lúng lúng, tiến độ chậm, chất lượng chưa cao (vẫn phải tổ chức bầu cử thêm ở 32 đơn vị thuộc 30 xã của 8 huyện)...

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do biến động cử tri lớn trước tác động của dịch Covid-19 nên UBND cấp xã gặp khó khăn trong khâu rà soát, cập nhật danh sách cử tri; đồng thời các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia chưa cụ thể, rõ ràng về quyền bầu cử của cử tri cách ly trong cùng địa bàn cấp xã. Một số đơn vị có cán bộ, chuyên viên giúp việc tham gia bầu cử lần đầu, chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc tham mưu triển khai thực hiện. Công tác giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử ngay từ vòng hiệp thương thứ nhất đã có số dư tối thiểu nên khi ứng cử viên tín nhiệm thấp, không đảm bảo quy định, phải giảm số lượng đại biểu được bầu để đảm bảo số dư theo quy định của Luật bầu cử...

 Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã diễn ra thành công tốt đẹp, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sự vào cuộc tập trung cao độ của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, qua đó đã tạo được không khí thi đua sôi nổi, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, thể hiện tinh thần nhiệt huyết, đoàn kết, vượt khó của nhân dân và con người Bắc Giang trong bối cảnh dịch covid 19, càng khẳng định niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cấp chính quyền. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Ban DC-PL, Ủy ban MTTQ tỉnh

 

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 21,052
Tổng số trong ngày: 17
Tổng số trong tuần: 1,878
Tổng số trong tháng: 64,371
Tổng số trong năm: 383,578
Tổng số truy cập: 1,682,541