Thứ ba, 11 Tháng 06 Năm 2024

Xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân – kinh nghiệm sau 20 năm tái lập tỉnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Xác định việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Giang đến nay công tác tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân luôn được Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên luôn chú trọng. Mặt trận Tổ quốc các cấp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, từ đó thu hút đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; “Ngày vì người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”…

     Qua các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động đã khơi dậy tiềm năng và nội lực của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề an sinh xã hội. Đơn cử như thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong tỉnh đã tình nguyện hiến hàng trăm ha đất, đóng góp hàng vạn công lao động, trị giá hàng trăm tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhờ đó, đến nay toàn tỉnh có 50 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt 24,6%.

Đ/c Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội XIII, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang

     Một trong những nội dung góp phần xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân chính là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Với phương châm “Lấy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực; lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm nội dung; lấy khu dân cư làm địa bàn thực hiện nếp sống văn minh; lấy tự quản làm hình thức hành động vì lợi ích của dân, thực hiện bằng sức dân, do nhân dân tự quản”, hệ thống MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh đã vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; phát triển công nghiệp và thương mại, dịch vụ, xây dựng cuộc sống no ấm. Minh chứng cụ thể nhất là tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh liên tục giảm qua các năm, từ 21,1% (năm 2000) xuống 16,8% (năm 2010) và hết năm 2015 chỉ còn 12,11% (theo tiêu chí nghèo đa chiều là 32,1%) đến tháng 6 năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn  11,72%.

     Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), các khu dân cư trong tỉnh đều tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và ôn lại truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người dân phấn khởi, được hoà mình vào các hoạt động của cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, khơi dậy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

     Trong thực tiễn, mỗi địa phương có những cách làm riêng, phù hợp với tình hình cụ thể để thu hút, tập hợp nhân dân, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội. Từ năm 2000 đến nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã vận động được trên 73 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”. Từ nguồn quỹ này, các địa phương đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 12.637 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, trị giá gần 95 tỷ đồng; giúp hơn 35.000 hộ thoát nghèo. Hay như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hệ thống MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động ủng hộ được trên 15 tỷ đồng, xây dựng hơn 1.000 nhà ở cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Ngoài ra, hệ thống MTTQ còn tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ hơn 24 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn trong và ngoài tỉnh.

     Cùng với đổi mới phương thức và nội dung hoạt động để thu hút, tập hợp nhân dân, MTTQ các cấp còn thường xuyên nắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. MTTQ và các tổ chức thành viên quan tâm tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp và lắng nghe nhân dân, qua đó phát huy quyền làm chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

     Xác định việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 20 năm qua kể từ khi tái lập Tỉnh Bắc giang đến nay công tác tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân luôn được Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên luôn chú trọng. Mặt trận Tổ quốc các cấp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, từ đó thu hút đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; “Ngày vì người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”… Có được những kết quả trên, trước hết có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, cụ thể của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ Đảng; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp chính quyền và thống nhất hành động của các tổ chức thành viên, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nhất là tinh thần khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong công tác của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh.

     Từ những kết quả đã đạt được trong thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm đó là;

     Một là;  Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, phối phối hợp chặt chẽ của chính quyền, sự năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp đem lại hiệu quả thiệt thực trong công Mặt trận và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả qui chế phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan hữu quan.

     Hai là; Thường xuyên đổi mới chương trình phối hợp thống nhất hành động, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong từng năm; xây dựng hướng dẫn, các biện pháp thực hiện cụ thể, sát với yêu cầu và tình hình thực tế. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hướng dẫn, phát động, giám sát; tích cực, chủ động, độc lập của các tổ chức thành viên.

     Ba là; Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động; đặc biệt là các hình thức tuyên truyền trực tiếp ở khu dân cư; đi sâu vào những vấn đề cụ thể, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân. Chú trọng xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương gương sáng vì cộng đồng trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Tổ chức khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết; khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, cách làm sáng tạo, tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, ngay tại mỗi khu dân cư.

     Bốn là; Chú trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện tốt Qui chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tăng cường giám sát việc quản lý, sử dụng các nguồn lực, thực hiện công khai, minh bạch không để xảy ra tham nhũng lãng phí, tạo niềm tin trong nhân dân.

     Năm là; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ, cơ quan Mặt trận Tổ quốc các cấp; nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Ủy viên Ban Thường trực, của từng Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; vai trò của người có uy tín, cá nhân tiêu biểu, lực lượng cốt cán phong trào ở khu dân cư, các chuyên gia, hội đồng tư vấn. Quan tâm qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, chế độ, thù lao cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp. Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Giáp Ngọc Giang, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

TRẦN CÔNG THẮNG
Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 17,024
Tổng số trong ngày: 4,851
Tổng số trong tuần: 17,422
Tổng số trong tháng: 67,237
Tổng số trong năm: 488,002
Tổng số truy cập: 1,786,965