Định hướng ưu tiên phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh đến năm 2020

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

1. Định hướng các nghiên cứu - ứng dụng ưu tiên

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất NN&PTNT

- Ưu tiên sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp chuẩn, chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

- Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp từng vùng sinh thái để hình thành và phát triển những vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa điển hình, chất lượng cao và bền vững.

- Nghiên cứu, thử nghiệm, tuyển chọn các giống cây, giống con, lai tạo và nhập một số giống cây, con có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào các vùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Áp dụng các tiến bộ KH&CN vào thâm canh, phòng trừ sâu hại, dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.

- Chú trọng đến khoanh nuôi bảo vệ, nghiên cứu chọn lựa những loài cây rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao đảm bảo an toàn môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao đời sống của những người dân làm nghề rừng.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu hiện đại cho các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu, lựa chọn, tiến bộ kỹ thuật, CGCN tiên tiến, phù hợp phục vụ CN-TTCN

- Ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; nghiên cứu đưa tiến bộ KH&CN vào các công đoạn trong chế biến nông, lâm sản.

- Áp dụng tiến bộ KH&CN để duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống và tạo ra ngành nghề mới. Hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sản xuất công cụ lao động, thiết bị và máy cơ khí, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Nghiên cứu áp dụng KH&CN vào các ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong xử lý, bảo vệ môi trường và BĐKH

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ cao trong xử lý môi trường, xử lý rác, khí, nước thải.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong điều tra, đánh giá hiện trạng làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn và xứ lý suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất tập trung, các làng nghề.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới trong việc phòng, chống những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH.

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn các hoạt động KT-XH: xây dựng các mô hình phát triển, các mô hình đổi mới phù hợp với từng thời kỳ phát triển và đặc thù địa phương.

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học quản lý vào các hoạt động quản lý nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các văn kiện, chủ trương, chính sách của tỉnh.

- Nghiên cứu áp dụng các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, đào tạo và khuyến khích những người có tài trong và ngoài nước đến làm việc và nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Nghiên cứu các vấn đề môi trường nhân văn.

Trong phát triển vùng và lĩnh vực ưu tiên đầu tư

- Cung cấp các luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc quy hoạch và phát triển các vùng kinh tế trên địa bàn, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

- Nghiên cứu những tác động về kinh tế và xã hội của việc phát triển các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh.

2. Định hướng các công nghệ ưu tiên

Công nghệ sinh học

- Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng rộng rãi, hợp lý các chất kích thích tăng trưởng, các loại phân bón sinh học, các chất bảo vệ thực vật.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến nông sản, lâm sản đặc biệt là trong bảo quản và chế biến các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc thù của Bắc Giang.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường ở các làng nghề, khu đô thị, khu công nghiệp; xử lý rác thải, nước thải y tế.

Công nghệ vật liệu mới

- Phát triển công nghệ sản xuất các loại vật liệu mới từ các nguyên liệu sẵn có của tỉnh Bắc Giang.

- Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu phi gỗ tự nhiên, hỗn hợp với gỗ tự nhiên.

Công nghệ thông tin và truyền thông

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước (các thủ tục hành chính, quản lý văn bản và điều hành công việc, hội nghị trực tuyến, phần mềm mã nguồn mở,...).

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc quản lý cán bộ, quản lý SX-KD, các giao dịch điện tử và khai thác các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.

Công nghệ tự động hóa

Từng bước ứng dụng công nghệ tự động hóa trong bảo quản và chế biến nông, lâm sản, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc; trong một số công đoạn sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

3. Định hướng phát triển tiềm lực KH&CN

- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ đối với các phòng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh

- Nâng cấp một số tổ chức KH&CN hiện có theo hướng nâng cấp thiết bị, bổ sung cán bộ KH&CN chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho các hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, khảo nghiệm, phổ cập công nghệ và tăng cường liên kết trong hoạt động KH&CN.

- Kiện toàn, củng cố và phát triển các tổ chức hoạt động KH&CN, hội đồng KH&CN các huyện, thành phố và các ngành, các trung tâm KH&CN, xây dựng doanh nghiệp KH&CN.

- Hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, CGCN đa dạng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực nông nghiệp - nông thôn.

- Tăng nguồn vốn đầu tư cho KH&CN từ nhiều nguồn, đảm bảo mức tăng dần đến năm 2020 đạt 1,5% chi ngân sách tỉnh. Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động KH&CN. Phấn đấu đạt tỷ lệ về cơ cấu hợp lý của nguồn nhân lực KH&CN.

- Xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (trường đại học, cao đẳng đa ngành, các trung tâm đào tạo nghề ...).

- Hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn và định giá công nghệ, cải tiến công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN và SHTT của tỉnh trước hết đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn công nghệ cho các doanh nghiệp sau đó là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, công tác đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nâng cấp Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN.

Trung bình (0 Bình chọn)