Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet).

Kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung Luật Căn cước đến các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Theo Kế hoạch, tỉnh Bắc Giang triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu căn cước và các văn bản có liên quan. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước. Tổ chức kiểm tra việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý căn cước.

Theo đó, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Căn cước (sau khi Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành), trọng tâm là: Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Căn cước; Nghị định thay thế Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử; Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước; Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu Giấy chứng nhận căn cước; Thông tư quy định về tàng thư cư trú, căn cước; Thông tư quy định về quy trình cấp Căn cước, Giấy chứng nhận căn cước.

Công an tỉnh căn cứ tài liệu phổ biến Luật Căn cước và các Thông tư, Nghị định, hướng dẫn thi hành luật của Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến, Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của Nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, nhất là người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Chủ trì phổ biến tài liệu liên quan đến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Rà soát, bố trí cán bộ đảm bảo về năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc để làm công tác quản lý căn cước, các Cơ sở dữ liệu đã triển khai (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước); cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, bảo đảm đơn giản, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch đúng trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của công dân liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về máy móc, cơ sở vật chất để triển khai các nội dung, nhiệm vụ triển khai Luật Căn cước.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang tuyên truyền, phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành; chỉ đạo UBND các xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xây dựng kế hoạch phổ biến sâu rộng pháp luật về căn cước cho Nhân dân trên địa bàn.

* Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Dương Thủy

Trung bình (0 Bình chọn)