Tuyển sinh đại học 2024: Các mốc thời gian quan trọng cần nhớ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 với các mốc thời gian quan trọng cần nhớ cho thí sinh đăng ký xét tuyển.

Tuyển sinh đại học 2024: Các mốc thời gian quan trọng cần nhớ- Ảnh 1.

 

Đăng ký xét tuyển thẳng trước 17 giờ 00 ngày 30/6/2024

Hướng dẫn của Bộ GDĐT nêu rõ thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non như sau:

Thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, trước 17 giờ 00 ngày 30/6/2024, nộp Hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu Phụ lục III, IV không giới hạn số nguyện vọng về các cơ sở đào tạo (CSĐT) theo hướng dẫn của CSĐT.

Theo hướng dẫn của Sở GDĐT, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập (học bạ) cấp THPT trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (Hệ thống) và phải phản ánh lại với thầy, cô có trách nhiệm nơi thí sinh học cấp THPT để sửa sai (nếu có) hoàn thành chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 31/5/2024.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp (thí sinh tự do) có nhu cầu ĐKXT nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân trên Hệ thống phải thực hiện việc đăng ký bằng phiếu đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT) từ ngày 1/7 đến ngày 20/7/2024, thí sinh:

Tải mẫu phiếu đăng ký thông tin cá nhân Phụ lục V và kê khai thông tin trên phiếu;

Nộp phiếu tại điểm tiếp nhận (theo quy định và hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh thường trú) để nhận thông tin tài khoản và nhập thông tin cá nhân lên Hệ thống, phục vụ công tác tuyển sinh.

Đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần

Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần:

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);

Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại đề án tuyển sinh (ĐATS) của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký);

Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển;

Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024 nộp lệ phí xét tuyển

Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có);

Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.

Chậm nhất 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1

Về xác nhận nhập học, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký NVXT, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học).

Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung;

Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của CSĐT, thực hiện theo ĐATS được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của CSĐT (nếu CSĐT xét tuyển bổ sung). Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch một số vùng; chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước; điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024- Ảnh 1.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024.

Phê duyệt quy hoạch một số vùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Đó là nội dung tại Công điện số 43/CĐ-TTg về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 1/5/2024.

Ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố....

Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định.

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ các-bon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường các-bon trong nước, trao đổi với quốc tế...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để dự báo và điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng...

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An 

Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.   

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Mục tiêu đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Công nhận huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 công nhận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. 

Trung bình (0 Bình chọn)

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra vào tối nay (5/5) tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong 5 điểm cầu của chương trình, điểm cầu sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TPHCM).

Dự cầu truyền hình tại điểm cầu TPHCM có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu xúc động khi nghe các câu chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia sẻ trong chương trình cầu truyền hình - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tham dự tại điểm cầu Kon Tum có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang.

Tại điểm cầu Điện Biên có sự tham dự của các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tham dự tại đầu cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng.

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 3.

Phút lắng đọng xúc động tại điểm cầu TPHCM - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ngày 22/12/1953, khi chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho quân đội ta lá cờ Quyết chiến quyết thắng làm giải thưởng luân lưu. Lá cờ thêu dòng chữ Quyết chiến quyết thắng đã dẫn đường cho các đơn vị xông lên, vượt qua đạn bom, tung bay từ cứ điểm này sang cứ điểm khác, dẫn tới chiến thắng rực rỡ 7/5/1954. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, ngọn đuốc dẫn đường đi tới chiến thắng.

Với thời lượng 120 phút, cầu truyền hình đã đưa khán giả quay lại những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Tại chương trình, khán giả được gặp gỡ và giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, xem lại những đoạn phim tư liệu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra cách đây vừa tròn 70 năm và thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với những ca khúc, sáng tác sống mãi với thời gian, đi cùng năm tháng như Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Nam Bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn), Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tây Nguyên bất khuất (Văn Ký), Qua miền Tây Bắc (Nguyễn Thành), Đường lên Tây Bắc, Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Huy Thục), Tiến quân ca (Văn Cao), Chiến thắng Điện Biên (Đỗ Nhuận), Tiến về Hà Nội (Văn Cao), Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến)...

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 4.

 

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 5.

Các nội dung chương trình tại 5 điểm cầu đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Lá cờ quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường- Ảnh 6.

Cầu truyền hình đã đưa khán giả quay lại những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các nội dung chương trình tại 5 điểm cầu đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và một lần nữa khẳng định, suốt 70 năm qua lá cờ mang khát vọng Chiến thắng đã dẫn dắt quân và dân ta vượt qua các cuộc kháng chiến dành độc lập tự do, tập hợp sức mạnh ý chí để đổi mới, dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Tự hào và tin tưởng bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nguyện đem hết sức mình phát huy truyền thống hào hùng của Điện Biên Phủ và lá cờ quyết chiến quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (Group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt Website, App, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại.

Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là:

Lợi dụng yếu tố tâm lý về lợi nhuận, sự thiếu hiểu biết của người dân và một số nhà đầu tư, các đối tượng tự nhận là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi, thực hiện cuộc gọi đến và mời người dân tham gia các hội nhóm (Group chat), các khóa học online về đầu tư chứng khoán.

Khi các nạn nhân đồng ý tham gia các nhóm chat, hội nhóm kín, các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá thấp hơn giá đang giao dịch trên thị trường. Để nhận được các ưu đãi trên, các đối tượng đã hướng dẫn nạn nhân truy cập vào các đường link Website hoặc cài đặt các App ứng dụng trên thiết bị di động, do chúng cung cấp.

Nắm bắt tâm lý nhà đầu tư, khi nạn nhân đăng ký tài khoản vào các website, app trên điện thoại, các đối tượng tiếp tục lôi kéo nạn nhân tham gia vào các nhóm đầu tư trực tuyến theo từng mã cổ phiếu đang có tiềm năng trên thị trường chứng khoán. Tại đây, nạn nhân được các đối tượng giải thích do các Quỹ đầu tư tài chính có tên tuổi, hợp pháp đã liên kết với các Công ty chứng khoán nên được hỗ trợ và có ưu đãi cao; hoặc là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu cho người lao động và mời chào nạn nhân mua lại suất cổ phiếu của cán bộ công nhân viên đó với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường…

Nhằm tạo niềm tin, các đối tượng đã cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của Quỹ đầu tư như: Giấy chứng nhận thành lập quỹ đầu tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp, giấy phép kinh doanh hoạt động, Giấy chứng nhận của ngân hàng giám sát… và tài khoản ngân hàng nhận tiền cũng mang tên tài khoản Công ty, Quỹ đầu tư với những lời hứa hẹn lãi suất cao, nếu thua lỗ thì sẽ được đền bù và giá mua các mã cổ phiếu qua các Quỹ đầu tư sẽ có ưu đãi từ 15%-30% so với giá đang giao dịch. Những thông tin mà các đối tượng đưa ra, các nạn nhân dễ dàng tra cứu, tìm thấy thông tin trùng khớp trên mạng internet và ngay lập tức tin tưởng vào những giấy tờ pháp lý mà các đối tượng đưa ra.

Đã có nhiều nạn nhân tin vào những hứa hẹn của các đối tượng, nạp tiền vào ứng dụng và liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần trong một vài phiên giao dịch đầu tiên. Các nhà đầu tư cũng được xem nhiều tài khoản có lợi nhuận của các nhà đầu tư khác (là nick ảo do chúng tạo lập). Thực tế, đây là thủ đoạn tạo các giao dịch ảo để tạo niềm tin, dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân gửi thêm tiền vào tài khoản đầu tư.

Tuy nhiên, khi nạn nhân muốn rút tiền thì ứng dụng báo lỗi hoặc báo chưa đủ hạn mức đối ứng của Quỹ. Lúc này, các đối tượng sẽ không ngừng dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc nạn nhân chuyển thêm tiền vào tài khoản của chúng với các lý do như: Nộp sai nội dung nên hệ thống chưa ghi nhận được, nộp các khoản thuế, phí để được rút tiền… Nhiều nạn nhân do đã chuyển số tiền lớn vào tài khoản nên rất dễ bị thao túng tâm lý, phải chuyển thêm tiền nếu không sẽ bị mất số tiền đã nộp trước đó.

Khi thấy các nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền, các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản của nạn nhân hoặc khiến cho tài khoản của nạn nhân không đăng nhập được nhằm chiếm đoạt số tiền mà nạn nhân đã chuyển vào App. Khi phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xóa tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm trên mạng xã hội và chặn liên lạc với nạn nhân. Công tác xác minh, truy tìm hiện nay gặp nhiều khó khăn do hầu hết các Group chat đều có địa chỉ ở ngoài biên giới lãnh thổ Việt Nam.

Trước các thủ đoạn trên, lực lượng Công an khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư:

- Tuyệt đối không nghe và làm theo lời dụ dỗ về đầu tư tài chính trên không gian mạng sẽ đem lại lợi nhuận cao, nhất là khi bản thân không có kiến thức về chứng khoán. Tuyệt đối không tham gia vào các Group chat, không đầu tư vào các Website, App khi chưa tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị chủ quản.

- Cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt là các nguồn thông tin chính thống như: Trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; các trang thông tin điện tử về tài chính, ngân hàng… Nếu có nhu cầu đầu tư, người dân có thể lựa chọn các nền tảng giao dịch chứng khoán được Nhà nước cấp phép hoạt động…

- Trường hợp nghi vấn các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân và nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời…

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam- Ảnh 1.

 

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT có những điểm mới so với Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT như sau:

Sửa trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sửa mẫu giấy công nhận theo hướng linh hoạt và phù hợp với thực tế tình trạng hồ sơ công nhận văn bằng.

Thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn

Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong việc thực hiện thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Cụ thể, người có nhu cầu công nhận văn bằng và cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng sẽ thực hiện thủ tục này theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người đề nghị công nhận văn bằng có thể tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến mà không cần đến trực tiếp nộp hồ sơ. Quá trình xử lý hồ sơ, trong đó có thời hạn xử lý hồ sơ, sẽ được cập nhật để người đề nghị công nhận văn bằng theo dõi, tránh tình trạng hồ sơ quá hạn mà không có lý do.

Cung cấp chức năng thanh toán trực tuyến để người đề nghị công nhận văn bằng thực hiện việc thanh toán lệ phí công nhận văn bằng.

Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến. Nếu người đề nghị công nhận văn bằng có nhu cầu, kết quả sẽ được trả qua đường bưu chính hoặc trực tiếp.

Người có văn bằng có thể đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng và góp ý đối với dịch vụ qua thư điện tử. Thời gian thực hiện thủ tục công nhận văn bằng sẽ được rút ngắn đáng kể.

Bộ GD&ĐT cho biết, để có thời gian cho các địa phương (Sở GD&ĐT) chuẩn bị các điều kiện cần thiết (phần mềm, máy chủ, trang thiết bị,...), Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2024.

Việc ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT nhằm thực hiện Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm thực hiện tốt chủ trương về chuyển đổi số và tăng cường áp dụng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho người dân, giải quyết kịp thời việc công nhận văn bằng.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)