Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sự kiện do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Điện Biên.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao quà tặng 139 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có mặt tại sự kiện.

Trước cuộc gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dâng hương, viếng các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang A1 ở thành phố Điện Biên Phủ.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 2.

Trước cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dâng hương, viếng các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang A1 ở thành phố Điện Biên Phủ - Ảnh:

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tri ân 13.836 đồng chí trực tiếp tham gia Chiến dịch

Đồng chí Đỗ Văn Chiến cho biết nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và 54 tỉnh, thành phố tổ chức gặp mặt, tặng quà, tri ân 13.836 đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đồng chí khẳng định chúng ta "khắc cốt, ghi tâm" công lao của các đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên mọi miền Tổ quốc đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, xông pha vào trận tuyến, đóng góp cho kháng chiến.

Điển hình như bà Lò Thị Đôi, chồng đi kháng chiến, bản thân mới sinh con nhưng vẫn lăn lộn ngày đêm vận động đồng bào Thái, Mường, Mông ở Mường Phăng gom góp, ủng hộ 9 tấn lúa, 5 con trâu cho chiến dịch, bà con nơi đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng luôn sẵn sàng tiếp tế tất cả những gì có thể cho sở chỉ huy để đánh giặc.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 4.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến cho biết nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đã tổ chức gặp mặt, tặng quà, tri ân 13.836 đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Ma Văn Thắng ở Thanh Sơn, Phú Thọ với dáng người mảnh khảnh mà một chuyến xe đạp thồ chở được 325 kg hàng hóa phục vụ chiến dịch.

Ông Trịnh Đình Bầm ở xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nhà nghèo, không có xe đạp thồ, ông đóng xe cút kít để đi dân công, còn thiếu một bánh xe, ông đã kính cáo tổ tiên, gỡ bàn thờ hoàn thành chiếc xe cút kít để lên Điện Biên chở hàng hóa phục vụ chiến trường.

"Còn hàng ngàn, hàng vạn người nữa chưa thể kể tên đã hy sinh xương máu, góp công, góp sức cho Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho độc lập tự do của Tổ quốc", đồng chí Đỗ Văn Chiến xúc động.

Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu đã xúc động nghe đại diện các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình tham gia chiến dịch năm xưa.

"Là người lính năm xưa, tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu, người cha của lực lượng vũ trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh Cả của quân đội và những đồng chí, đồng đội đã hy sinh", cựu chiến binh Bùi Kim Điều (sinh năm 1930) từ thành phố Điện Biên Phủ xúc động nói.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 5.

Cựu chiến binh Bùi Kim Điều phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Bùi Kim Điều nhập ngũ tháng 2/1952 và tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với cương vị tiểu đội phó thông tin thuộc Đại đoàn 312. Ông và các đồng đội đều xác định ý chí quyết chiến quyết thắng, dù hy sinh cũng sẵn sàng.

Đại đội của ông cũng lập nhiều chiến công, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật là người bắt sống tướng De Castries, 5 đồng chí được phong anh hùng. Đại đoàn 312 của ông được Bác Hồ tặng cờ "Quyết chiến quyết thắng", do Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn trực tiếp nhận.

Ông Dương Chí Kỳ năm nay đã 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng, 55 tuổi quân ngũ, hiện sống tại Quận 7, TPHCM, cho biết rất xúc động được trở lại chiến trường xưa, gặp lại và tưởng nhớ đồng đội, những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với "đầu trần, chân đất, áo mỏng", những người lính "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt". Ông cũng vui mừng khi sau 70 năm, Điện Biên đã thay da đổi thịt, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, ánh sáng xuống tận bản mường.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 6.

Ông Dương Chí Kỳ cho biết rất xúc động được trở lại chiến trường xưa, gặp lại và tưởng nhớ đồng đội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang, "cột mốc vàng" trong lịch sử

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chuyển lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các bác, các cô chú, các anh chị chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

"Ngày hôm nay, chúng ta bồi hồi, xúc động được gặp lại những tấm gương, hình ảnh ấy, cảm nhận tinh thần hăng hái, phấn khởi ấy từ 139 đại biểu đại diện chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến có mặt tại đây - đại diện cho những người con ưu tú của đất nước đã cống hiến sức lực, máu thịt của mình để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang và "cột mốc vàng" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta; xứng đáng được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh. Tôi vô cùng xúc động, như được tiếp thêm động lực, truyền cảm hứng và vui mừng khi thấy các bác, các cô chú, các anh chị, mặc dù hầu hết tuổi đã rất cao nhưng vẫn khỏe, minh mẫn và tràn đầy nhiệt huyết, nhất là khi chúng ta được lắng nghe chia sẻ, tâm sự của bác Bùi Kim Điều và bác Dương Chí Kỳ, rất xúc động, đầy cảm hứng và rất yêu đời", Thủ tướng phát biểu.

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hóa thế giới, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiến hành trận quyết chiến quyết thắng Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt - "Một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử dân tộc ta, non sông đất nước ta.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 7.

Những giọt nước mắt rưng rưng của các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Trong giờ phút này, chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng; chúng ta bồi hồi tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính mến - Người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ, những đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa; chúng ta tri ân sâu sắc đồng bào, chiến sĩ cả nước, các nước anh em, bạn bè quốc tế đã đoàn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi để góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Việt Nam trở thành ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới", Thủ tướng xúc động.

Theo Thủ tướng, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngược lại với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc của địch tại tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm", các chiến sĩ, đồng bào ta phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy, gian khổ, khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với tinh thần "Tất cả vì mặt trận", "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ với ý chí quật cường, Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân cả nước đoàn kết đồng lòng, dồn sức người, sức của để Điện Biên Phủ trở thành chiến thắng quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân; góp phần quan trọng giành lợi thế lớn trên bàn đàm phán Hiệp định Geneve, mở ra trang mới vẻ vang cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam năm 1954.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 8.

Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu cùng ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình tham gia chiến dịch năm xưa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, đó là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người, được thể hiện bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường.

Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, của sự đoàn kết "quân với dân một ý chí", của tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quyết chiến và khát khao chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Đó là chiến thắng của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là các nước trên bán đảo Đông Dương.

"Chúng ta không bao giờ quên những tấm gương anh dũng, mưu trí, sáng tạo, làm rạng danh truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta như anh hùng Tô Vĩnh Diện, anh hùng Bế Văn Đàn, anh hùng Phan Đình Giót… cùng hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã kiên cường, dũng cảm không sợ hy sinh, gian khổ với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Chúng ta không bao giờ quên hình ảnh nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ biển đảo đến đất liền, già, trẻ, gái, trai đều nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, giết giặc lập công; hay hình ảnh của "binh chủng xe đạp thồ" với hàng nghìn chiếc ngày đêm vận chuyển trên cung đường dài gần 1,5 nghìn km, góp sức người, sức của bảo đảm điều kiện tốt nhất cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang trên tiền tuyến.

Chúng ta không bao giờ quên tinh thần hăng hái, phấn khởi của các đoàn dân công lên đường với niềm tin tất thắng; hàng vạn người ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, mở hàng nghìn km đường giao thông vận chuyển vũ khí, lương thực cho Chiến dịch. "…Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến/ Mấy tầng mây gió lớn mưa to/ Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân…"", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quà tặng 139 đại biểu là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ có mặt tại sự kiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kế thừa, phát huy tinh thần và Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng cho biết, những năm qua, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa với tinh thần trách nhiệm, tấm lòng trân trọng và sự biết ơn sâu sắc; đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ cụ thể, thiết thực đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, những người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và nghĩa tình, trách nhiệm, tri ân sâu sắc, nhân văn.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hưởng ứng Chương trình "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc", tỉnh Điện Biên đã hoàn thành 100% việc làm nhà Đại đoàn kết cho 5 nghìn hộ gia đình nghèo và cận nghèo, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đời sống của một bộ phận thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính...

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 10.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về sự hy sinh, cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng để thúc đẩy khơi dậy lòng yêu nước, phát huy mạnh mẽ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với lịch sử và khát vọng cống hiến cho non sông, cho Tổ quốc.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình có công với cách mạng. Quan tâm hơn nữa đến người có công có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình người có công ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn; tích cực ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống; không để người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy vai trò của người có công, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng, nhất là trong sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ- Ảnh 11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ năm, chú trọng xây dựng và chỉnh trang không gian, cảnh quan nghĩa trang liệt sĩ bảo đảm khang trang, sạch đẹp, thể hiện sự thiêng liêng, tôn kính, để nơi đây trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng của dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý dữ liệu thông tin, hình ảnh, kỷ vật về các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh; xác định ADN đối với các trường hợp liệt sĩ chưa rõ thông tin, đây là việc làm hết sức ý nghĩa và Chính phủ đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho lĩnh vực này.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Điện Biên tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần và Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển tỉnh Điện Biên nhanh và bền vững, giữ vững biên cương vùng Tây Bắc của Tổ quốc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đây cũng là mong muốn và gửi gắm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhân cuộc gặp gỡ, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các bác, các cô chú, các anh chị chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến sẽ không ngừng phát huy truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, luôn là tấm gương sáng, sôi động; tạo động lực, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ noi theo.

"Ðã 70 năm trôi qua nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no", Thủ tướng phát biểu.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển- Ảnh 1.

Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Quy định về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực biển được xác định để lấn biển

Nghị định nêu rõ: Khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Việc xác định khu vực biển để lấn biển đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai năm 2024.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, đưa khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển vào phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo khu chức năng, loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện của quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Trường hợp khu vực biển được xác định để lấn biển đã có trong quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Đất đai năm 2013) nhưng chưa có trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Trường hợp khu vực biển xác định để lấn biển chưa có trong quy hoạch tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Dự án đầu tư có hoạt động lấn biển đã có văn bản chấp thuận thực hiện dự án có hoạt động lấn biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 16/4/2024) thì diện tích khu vực biển được xác định để lấn biển được tổng hợp vào tổng diện tích của đơn vị hành chính; sau khi hoàn thành lấn biển, diện tích các loại đất được bổ sung các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất ghi trong dự án đầu tư có hoạt động lấn biển vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phân bổ.

Quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có hoạt động lấn biển

Nghị định quy định việc chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư có hoạt động lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có hoạt động lấn biển bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Hoạt động lấn biển trong dự án đầu tư có hoạt động lấn biển được lập thành dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Nghị định quy định đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển bằng nguồn vốn đầu tư công thì trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Trường hợp dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển để phát triển quỹ đất thì sau khi hoàn thành lấn biển và được nghiệm thu theo quy định, chủ đầu tư dự án lấn biển phải bàn giao toàn bộ diện tích đất lấn biển, công trình xây dựng (nếu có) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển bằng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án sử dụng vốn khác thì trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất như sau:

a- Trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 5 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

b- Trường hợp giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc trường hợp được chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 thì được áp dụng theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

c- Trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Nghị định nêu rõ: Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển khi nộp hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển kèm theo dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đồng thời với giao khu vực biển để lấn biển. Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển không phải nộp tiền sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển.

Nghiệm thu hoàn thành lấn biển

Nghị định quy định việc nghiệm thu hoàn thành lấn biển được thực hiện đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển được quy định như sau:

a- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư. Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b- Chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển gửi văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác nghiệm thu đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đã hoàn thành lấn biển theo tiến độ của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt;

c- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành lấn biển.

Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. Trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; trường hợp tổng chi phí phát triển lớn hơn tổng doanh thu phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.

Trong thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển phải lập hồ sơ đề nghị quyết toán chi phí lấn biển gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.

Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết toán chi phí lấn biển và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Việc xử lý phần chênh lệch giữa chi phí lấn biển đã được quyết toán với chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư (sau đây gọi là phần chênh lệch) được thực hiện như sau:

- Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch;

- Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đối với phần diện tích đất không thuộc diện tích lấn biển thì sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và có thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành lấn biển theo quy định tại Điều 8 Nghị định này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nghị định số 42/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tuyển sinh 2024: Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch, các mốc thời gian cụ thể

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học cũng như tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Tuyển sinh 2024: Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch, các mốc thời gian cụ thể- Ảnh 1.

Thí sinh và phụ huynh cần nắm chắc các mốc thời gian được ban hành

Kế hoạch được ban hành để cơ sở đào tạo, thí sinh và các bên liên quan triển khai đồng bộ, chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể của đơn vị, cá nhân; đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh thực hiện đúng quy định hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đồng thời, đảm bảo công tác tuyển sinh năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo.

Trước 17h00 ngày 19/8, các trường phải công bố điểm chuẩn

Theo kế hoạch, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT từ ngày 18/7 và được điều chỉnh nguyện vọng, không giới hạn số lần, đến 17h00 ngày 30/7.

Từ ngày 31/7 đến 17h00 ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.

Chậm nhất ngày 21/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn với khối ngành sức khỏe và sư phạm. Thời gian xử lý nguyện vọng xét tuyển của thí sinh từ ngày 13/8 đến 17h00 ngày 17/8.

Trước 17h00 ngày 19/8, các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1, sớm hơn so với năm ngoái 3 ngày. Đến 17h00 ngày 27/8, thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến.

Căn cứ kế hoạch được ban hành, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cơ sở đào tạo, trong đó phải đảm bảo thống nhất với Kế hoạch chung và được công khai, minh bạch, để xã hội, cơ quan quản lý giám sát; đảm bảo công bằng đối với tất cả các thí sinh tham gia dự tuyển.

Thí sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhất quán, đúng thời gian để có quyết định lựa chọn theo nhu cầu. Thí sinh được cung cấp thông tin chuẩn xác, hạn chế trường hợp mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Đối với các Sở GD&ĐT, cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trường phổ thông, các đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý triển khai công tác tuyển sinh theo quy định. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Quy chế tuyển sinh và quy định của pháp luật theo chức năng nhiệm vụ.

Đối với các cơ sở đào tạo, phải ban hành quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo để cụ thể hóa những quy định của Quy chế tuyển sinh cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo đề án đã công bố, tuân thủ các quy định của Quy chế tuyển sinh và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GD&ĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Công bố 09 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực thư viện

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Công bố 09 thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực thư viện- Ảnh 1.

Thư viện đại học

Cụ thể, danh mục thủ tục hành chính nội bộ gồm 09 thủ tục hành chính sau:

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp trung ương: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở Trung ương; thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh.

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp tỉnh: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện.

03 thủ tục hành chính nội bộ cấp huyện: 1- Thủ tục thông báo thành lập thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập; 2- Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập; 3- Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập.

Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo thành lập đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo thành lập thư viện (dành cho thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện gửi thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo sáp nhập/hợp nhất/ chia/tách thư viện (theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập; thư viện cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải thể thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.

* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).

* Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu M03 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan thành lập thư viện.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Thư viện.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5: Đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho dân đi lại

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản triển khai Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5: Đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho dân đi lại- Ảnh 1.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024.

Tuyên truyền người tham gia giao thông tự giác chấp hành "Đã uống rượu bia - không lái xe"

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông; chủ động tham gia giao thông an toàn phòng tránh tai nạn giao thông và thực hiện: "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn"; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; phòng tránh tai nạn đường ngang đường sắt và đường thủy nội địa...

Rà soát, bố trí các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc

Cục Đường cao tốc Việt Nam được giao chủ trì, phối hợp với các Ban Quản lý dự án để rà soát từng vị trí cụ thể bố trí các vị trí dừng nghỉ tạm với khoảng cách phù hợp, bảo đảm thuận tiện và đáp ứng nhu cầu cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn các Ban Quản lý dự án thủ tục cần thiết để đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để bảo đảm an toàn cho các phương tiện ra, vào các vị trí dừng nghỉ tạm, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện biết về các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để sử dụng trong thời gian trước mắt.

Các Ban Quản lý dự án thực hiện nghiêm việc đấu nối các vị trí dừng nghỉ tạm với đường cao tốc theo đúng quy định, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các phương tiện ra, vào các vị trí dừng nghỉ tạm; đồng thời rà soát các vị trí trạm dừng nghỉ, cây xăng trên các tuyến kết nối với đường cao tốc để có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện, người tham gia giao thông biết để sử dụng.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu triển khai, tổ chức vị trí trạm dừng nghỉ đã được bàn giao mặt bằng một phần hoặc vị trí mặt bằng thuận lợi trên dọc tuyến để tận dụng bố trí ngay bãi dừng đỗ xe và công trình vệ sinh tạm, hoàn thành trước ngày 27/4/2024.

Các đơn vị quản lý, vận hành tuyến cao tốc thực hiện tiếp nhận để quản lý, vận hành các vị trí dừng nghỉ tạm bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan và vệ sinh môi trường.

Công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời, thường xuyên kiểm tra công tác phục vụ vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông; kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn, vướng mắc xảy ra.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)