Những đối tượng cần tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine COVID-19

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường và khó dự báo với các biến chủng phụ mới. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, Bộ Y tế vừa cập nhật các đối tượng cần tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine này.

Những đối tượng cần tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine COVID-19- Ảnh 1.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường và khó dự báo với các biến chủng phụ mới - Ảnh: VGP/HM

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới.

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức WHO và Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới về tiêm vaccine phòng COVID-19.

 Ai cần tiêm và liều tiêm như nào? 

Cụ thể, đối tượng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 bao gồm: cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.

Bộ Y tế cho biết, nếu người chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 1 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 1 liều cách liều trước đó từ ít nhất 6 tháng bằng vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai tiêm 1 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn, các đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn này, để nghiên cứu đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới.

Bộ Y tế lưu ý, đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Sau đó, Viện sẽ cung ứng vaccine để triển khai tiêm chủng cho các đối tượng theo kế hoạch của từng địa phương. 

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới, với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, các nhà khoa học vừa cảnh báo biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên KP.2. Biến thể này có khả năng lây lan nhanh hơn và "né" vaccine tốt hơn so với các biến thể trước đây, bao gồm cả biến thể XBB đang chiếm số đông các ca nhiễm mới.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Diễn biến mới trên chính trường Singapore

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Diễn biến mới trên chính trường Singapore- Ảnh 1.

hủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và người kế nhiệm Lawrence Wong. Ảnh: STRAITSTIMES

Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từ chức

Đồng thời, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông và chính phủ của mình sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 15/5. Đây là thủ tục chính thức trong quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Singapore.

Trong thư, ông Lý Hiển Long đã đề cử ông Lawrence Wong - 51 tuổi, Phó Thủ tướng Singapore - thay thế mình làm Thủ tướng từ ngày 15/5, bắt đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư của "đảo quốc Sư tử."

Tổng thống Tharman cũng gửi thư đáp lại ông Lý Hiển Long, thông báo sẽ bổ nhiệm ông Lawrence làm tân thủ tướng vào ngày 15/5, đồng thời cảm ơn ông Lý Hiển Long đã phụng sự đất nước suốt 4 thập kỉ, trong đó có 20 năm trên cương vị thủ tướng.

Tổng thống Singapore cho biết thêm, ông Wong có ý định bổ nhiệm ông Lý Hiển Long làm bộ trưởng cấp cao. "Tôi chắc rằng kinh nghiệm cùng lời khuyên của ông sẽ giúp đỡ đội ngũ lãnh đạo mới của khi họ bước sang giai đoạn lịch sử tiếp theo và tạo nên một Singapore thậm chí còn tốt đẹp hơn", ông Tharman viết.

Cải tổ nội các

Ngày 13/5, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (51 tuổi), người sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long, đã công bố cải tổ Nội các.

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong (65 tuổi) sẽ giữ thêm trọng trách Phó Thủ tướng, đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt, Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore, đồng thời chịu trách nhiệm về Nhóm Chiến lược trong Văn phòng Thủ tướng.

Phó Thủ tướng đương nhiệm Heng Swee Keat, 63 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Thông báo của ông Lawrence Wong nêu rõ sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các vị trí Bộ trưởng và ông sẽ vẫn giữ quyền lãnh đạo Bộ Tài chính.

Phát biểu tại họp báo sau khi công bố cải tổ Nội các, Phó Thủ tướng Lawrence Wong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tính liên tục và ổn định khi chính phủ hiện nay sắp kết thúc nhiệm kỳ. Do các bộ trưởng đều đang thực hiện trọng trách được giao, nên ông muốn giữ nguyên vị trí lãnh đạo các bộ cho đến đến hết nhiệm kỳ.

Đánh giá về ông Gan Kim Yong, ông Lawrence Wong cho biết mặc dù không hoàn toàn thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4, nhưng kinh nghiệm của ông Gan Kim Yong về kinh tế quốc tế sẽ giúp Singapore điều hướng trong môi trường toàn cầu đầy cạnh tranh hơn. Cả hai Phó Thủ tướng Gan Kim Yong và ông Heng Swee Keat đều là những bộ trưởng giàu kinh nghiệm và sẽ "giúp đỡ" trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Dự kiến ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào lúc 20h ngày 15/5 (giờ địa phương) tại cung Istana, trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore, chính thức tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long.

Tháng trước, ông Lawrence Wong cho biết những thay đổi lớn hơn trong nội các sẽ diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Singapore (dự kiến vào trước tháng 11/2025)./.

Chân dung tân Thủ tướng Singapore

Hai năm trước, ông Lawrence Wong đã được lựa chọn làm lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền tại Singapore, mở đường đưa ông trở thành Thủ tướng thế hệ tiếp theo của đất nước.

Ông Wong xuất thân từ gia đình bình dân, có bố làm quản lý bán hàng cho công ty tư nhân và mẹ là giáo viên. Sau khi hoàn thành du học tại Mỹ bằng học bổng của Chính phủ Singapore, ông trở về nước làm việc cho chính phủ từ năm 1997.

Phó Thủ tướng Wong từng làm Giám đốc Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, sau đó trở thành thư ký riêng cho ông Lý Hiển Long. Năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội, rồi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh giáo dục và quốc phòng.

Ông tái đắc cử nghị sỹ quốc hội trong 2 kỳ tổng tuyển cử năm 2015 và 2020 và từng đảm nhận những vị trí bộ trưởng khác nhau. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, ông được chọn làm đồng Chủ nhiệm Ủy ban ứng phó COVID-19 và ngày càng nhận được sự tín nhiệm rộng rãi của người dân Singapore.

Ông Lý Hiển Long đánh giá ông Lawrence Wong đã sẵn sàng để lãnh đạo Singapore. Giới chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn tạo nên cú hích quan trọng đối với sự nghiệp chính trị của ông Wong.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 14/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội.

Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về việc triển khai xây dựng một số đề án của Chính phủ trình Quốc hội.

Thông báo nêu: Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về việc triển khai xây dựng Nghị quyết: (1) thí điểm công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập; (2) phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh và Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Tại cuộc họp, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tiến độ, vướng mắc trong quá trình xây dựng đề án trình Quốc hội xem xét, ban hành các Nghị quyết về (i) cho phép Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực sớm kể từ ngày 1/7/2024; (ii) thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác; (iii) phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; (iv) phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh; (v) thí điểm tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện các bộ, cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về tiến độ triển khai các đề án Chính phủ trình Quốc hội.

Cụ thể, về Đề án cho phép Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực sớm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024: Văn phòng Chính phủ đôn đốc các Thành viên Chính phủ cho ý kiến, tổng hợp, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/5/2024.

Về Đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác: Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện nội dung theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 73/TB-VPCP ngày 29/2/2024 và Công văn số 3063/VPCP-NN ngày 8/5/2024 trong đó cần xác định rõ phạm vi, tiêu chí, nội dung, đối tượng dự án thí điểm như: các cơ sở sản xuất, cơ sở ô nhiễm,…di dời khỏi nội đô, người có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp,…; sự phù hợp về quy hoạch và yêu cầu về năng lực của nhà đầu tư phù hợp với quy định về pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/5/2024.

Về Đề án phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và Đề án phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo hướng trình Quốc hội Nghị quyết phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 13/5/2024 để tổng hợp chung.

Về Đề án thí điểm tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát hoàn thiện danh mục dự án thí điểm trong dự thảo Nghị quyết đến trước thời điểm trình Quốc hội, bảo đảm công khai, minh bạch, không tạo ra cơ chế xin cho.

Phó Thủ tướng yêu cầu đối với các hồ sơ hợp lệ do các bộ trình, Bộ Tư pháp hoàn thành việc thẩm định và có báo cáo thẩm định trước ngày 16/5/2024. Sau đó, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ trong ngày 16/5/2024.

Các đề án trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu trên thực hiện song song trình tự, thủ tục đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và xây dựng dự thảo các Nghị quyết bảo đảm tuân thủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Thuốc lá điện tử: Nguy hiểm đến mức nào mà nhiều nước ngăn chặn

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi chính phủ các nước áp dụng chính sách quản lý thuốc lá điện tử (vape) tương tự như với thuốc lá thông thường và cấm tất cả thuốc lá điện tử có hương liệu.

Thuốc lá điện tử: Nguy hiểm đến mức nào mà nhiều nước ngăn chặn- Ảnh 1.

Các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa đến 127 loại hóa chất cực kỳ độc hại, 153 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe và 225 loại gây kích ứng

Thuốc lá điện tử chứa đến 127 loại hóa chất cực kỳ độc hại

Theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa đến 127 loại hóa chất cực kỳ độc hại, 153 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe và 225 loại gây kích ứng.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tiến hành phân tích thành phần hóa học có trong 180 loại hương vị thuốc lá điện tử, đồng thời mô phỏng cách thức các hương liệu này bị phân hủy khi được đun nóng, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Phẫu thuật Hoàng gia ở Ireland (RCSI) kết luận rằng những người sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có 4,5 triệu người tại Anh, đang đối mặt mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các loại hương vị của thuốc lá điện tử cũng như tuyên truyền để người dân, đặc biệt là giới trẻ, hiểu được tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe.

Trên thị trường hiện có hàng chục nghìn loại sản phẩm thuốc lá điện tử khác nhau và trong mỗi sản phẩm đều chứa nhiều loại hóa chất. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, với thực tế như hiện nay việc tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra độc tính của từng nhãn hiệu và hương vị có thể mất nhiều thập kỷ.

Đầu năm nay, Chính phủ Anh cho biết sẽ xem xét cấm các loại thuốc lá điện tử dùng một lần và hạn chế tiêu thụ các loại thuốc lá điện tử có hương vị ngọt và trái cây.

Tuy nhiên, theo trưởng nhóm nghiên cứu - Giáo sư hóa học tại RCSI Donal O'Shea, Chính phủ Anh cũng như các chính phủ khác trên toàn cầu nên tiến xa hơn và loại bỏ tất cả hương vị khỏi thuốc lá điện tử. Giáo sư O'Shea cảnh báo người dân đang đứng trước một làn sóng bệnh mãn tính mới sẽ xuất hiện sau 15-20 năm nữa do phơi nhiễm các chất độc hại từ thuốc lá điện tử. Do vậy, điều quan trọng là phải hiểu được tác động của thuốc lá điện tử có hương vị đối với sức khỏe trước khi quá muộn.

Các thiết bị thuốc lá điện tử hiện nay hoạt động bằng cách làm nóng hương liệu lỏng đến nhiệt độ cao để tạo thành "hạt khí dung" sau đó chúng được hít vào cơ thể. Loại "hạt khí dung" này có chứa các hóa chất bao gồm glycerin thực vật, propylene glycol, nicotin và hương liệu, được pha trộn với liều lượng khác nhau.

Các thí nghiệm được tiến hành trước đây đã chỉ ra rằng trong quá trình gia nhiệt hương liệu lỏng, một số loại thuốc lá điện tử có hương vị trái cây, như dâu tây, dưa gang và việt quất, sẽ tạo ra hợp chất nguy hiểm dễ bay hơi gọi là carbonyl. Hợp chất này có hại cho sức khỏe con người, góp phần gây ra các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim mạch và ung thư.

Thuốc lá điện tử làm tăng phơi nhiễm chì và urani

Báo Telegraph ngày 30/4 dẫn kết quả nghiên cứu mới cho thấy những người sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên có lượng chì cao hơn tới 40% và gấp đôi lượng urani trong mẫu nước tiểu so với những người chỉ thỉnh thoảng sử dụng thuốc lá điện tử.

Đáng chú ý, phát hiện mới, dựa trên kết quả phân tích mẫu nước tiểu của 200 thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử được Đại học Nebraska của Mỹ tiến hành, cho thấy những người sử dụng thuốc lá điện tử có vị ngọt, như kẹo hoặc sôcôla thì mức urani trong nước tiểu của họ thậm chí còn cao hơn 90% so với những người sử dụng thuốc lá điện tử có hương vị tinh dầu menthol hoặc tinh dầu mint.

Theo các nhà nghiên cứu, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ tăng tiếp xúc với kim loại, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não và các cơ quan khác trong cơ thể. Các nhà khoa học cũng kêu gọi cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, đồng thời khuyến cáo chính phủ các nước, cần phải đưa ra các quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với thuốc lá điện tử nhằm giảm thiểu tác hại tiềm ẩn của việc sử dụng thuốc lá điện tử, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.

Phơi nhiễm chì có thể làm gián đoạn sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương, trong khi ở mức độ thấp hơn phơi nhiễm chì có thể làm giảm mức độ thông minh, khả năng tập trung và kỹ năng xã hội của trẻ. Trong khi đó, việc tiếp xúc với urani có thể ảnh hưởng đến thận, phổi và hệ thần kinh trung ương, gây nhầm lẫn, căng thẳng, buồn nôn và các triệu chứng khác.

Thuốc lá điện tử: Nguy hiểm đến mức nào mà nhiều nước ngăn chặn- Ảnh 2.

Báo cáo của WHO nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng trong thiếu niên

Tình trạng báo động trong thiếu niên

Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu ngày 24/4 công bố báo cáo cho thấy một "bức tranh đáng lo ngại" về việc sử dụng chất gây nghiện trong thiếu niên.

Báo cáo "Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học" được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là "đáng báo động".

WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn.

Báo cáo của WHO nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng trong thiếu niên. Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua.

Trước đó, cuối năm 2023, WHO kêu gọi chính phủ các nước áp dụng chính sách quản lý thuốc lá điện tử tương tự như với thuốc lá thông thường và cấm tất cả thuốc lá điện tử có hương liệu.

Nhiều ý kiến coi thuốc lá điện tử như một sản phẩm thay thế thuốc lá điếu thông thường, giúp giảm số ca tử vong và mắc bệnh do hút thuốc. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng cần thực hiện "các biện pháp cấp thiết" nhằm kiểm soát thuốc lá điện tử.

Hiện nay, số trẻ từ 13-15 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử đang nhiều hơn so với số người trưởng thành tại tất cả các quốc gia thành viên của WHO.

Tổ chức này kêu gọi thực hiện các thay đổi, trong đó có việc cấm tất cả các hương liệu như tinh dầu bạc hà, cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử tương tự như các biện pháp thực hiện đối với thuốc lá thông thường, gồm đánh thuế cao và cấm sử dụng tại nơi công cộng.

Tổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus nhận định trẻ em đang bị lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử, thậm chí có thể nghiện nicotine. Chính vì vậy, ông kêu gọi các quốc gia thực thi các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát sản phẩm này.

Nhiều quốc gia hạn chế hoặc cấm thuốc lá điện tử

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực tìm ra cách tốt nhất để quản lý thuốc lá điện tử trong bối cảnh mức độ phổ biến của chúng ngày càng tăng, kéo theo lo ngại về tác động xấu đối với sức khoẻ.

Nhiều quốc gia đã hoặc có kế hoạch áp đặt các lệnh cấm/hạn chế, nhưng việc thực thi yếu kém khiến cho các biện pháp này phần lớn không hiệu quả ở một số khu vực.

Trong 3 năm qua, đã có 6 quốc gia áp dụng lệnh cấm hoàn toàn việc bán thuốc lá điện tử – Cabo Verde, Lào, Nicaragua, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Vanuatu.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm nhập khẩu thuốc lá điện tử cũng như việc bán và phân phối chúng. Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan, trước đây từng nói về các công ty thuốc lá điện tử: "Họ làm giàu bằng cách đầu độc người dân của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho phép điều đó".

Đầu năm nay, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố rằng thuốc lá điện tử dùng một lần sẽ bị cấm ở Anh nhằm hạn chế giới trẻ hút thuốc.

"Tác động lâu dài của thuốc lá điện tử vẫn chưa được làm rõ và chất nicotin trong chúng có thể gây nghiện cao, vì vậy mặc dù chúng có thể là một công cụ hữu ích để giúp người dân bỏ thuốc lá, nhưng việc tiếp thị thuốc lá điện tử cho trẻ em là không thể chấp nhận được", ông Sunak tuyên bố.

Theo chính phủ Anh, việc thực hiện các quy định mới sẽ hạn chế sự đa dạng của các hương vị thuốc lá điện tử, đóng gói đơn giản hơn và thay đổi cách trưng bày vape tại các cửa hàng để giảm bớt sự hấp dẫn của chúng đối với trẻ em.

"Những thay đổi này sẽ để lại di sản lâu dài, bằng cách bảo vệ sức khỏe trẻ em của chúng ta về lâu dài", ông Sunak nói thêm, bởi bộ luật mới sẽ coi việc bán sản phẩm thuốc lá cho thanh thiếu niên dưới 15 tuổi là bất hợp pháp.

Đức cũng có ý định đưa ra biện pháp chống lại thuốc lá điện tử dùng một lần. Một số nhà sinh thái học - bao gồm Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke – thậm chí còn muốn loại bỏ hoàn toàn thuốc lá điện tử khỏi Liên minh châu Âu (EU).

"Thuốc lá điện tử dùng một lần xả rác ra môi trường và thường trở thành rác thải sinh hoạt thay vì được xử lý đúng cách như các thiết bị điện", Bà Lemke nói với tờ Mitteldeutsche Zeitung của Đức. "Chúng cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng ở các cơ sở xử lý do hỏa hoạn".

Ngay cả Pháp, quốc gia vốn có quan điểm cởi mở với thuốc lá, cũng đã tuyên bố hạn chế thuốc lá điện tử, trong khi Bỉ đang chờ EU "bật đèn xanh" để cấm chúng.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Chuyển giao quyền lực tại Singapore, thay đổi các nhân sự cấp cao

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Chuyển giao quyền lực tại Singapore, thay đổi các nhân sự cấp cao- Ảnh 1.

hủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và người kế nhiệm Lawrence Wong. Ảnh: STRAITSTIMES

Ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từ chức

Đồng thời, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông và chính phủ của mình sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 15/5. Đây là thủ tục chính thức trong quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Singapore.

Trong thư, ông Lý Hiển Long đã đề cử ông Lawrence Wong - 51 tuổi, Phó Thủ tướng Singapore - thay thế mình làm Thủ tướng từ ngày 15/5, bắt đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư của "đảo quốc Sư tử."

Tổng thống Tharman cũng gửi thư đáp lại ông Lý Hiển Long, thông báo sẽ bổ nhiệm ông Lawrence làm tân thủ tướng vào ngày 15/5, đồng thời cảm ơn ông Lý Hiển Long đã phụng sự đất nước suốt 4 thập kỉ, trong đó có 20 năm trên cương vị thủ tướng.

Tổng thống Singapore cho biết thêm, ông Wong có ý định bổ nhiệm ông Lý Hiển Long làm bộ trưởng cấp cao. "Tôi chắc rằng kinh nghiệm cùng lời khuyên của ông sẽ giúp đỡ đội ngũ lãnh đạo mới của khi họ bước sang giai đoạn lịch sử tiếp theo và tạo nên một Singapore thậm chí còn tốt đẹp hơn", ông Tharman viết.

Cải tổ nội các

Ngày 13/5, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (51 tuổi), người sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long, đã công bố cải tổ Nội các.

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong (65 tuổi) sẽ giữ thêm trọng trách Phó Thủ tướng, đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt, Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore, đồng thời chịu trách nhiệm về Nhóm Chiến lược trong Văn phòng Thủ tướng.

Phó Thủ tướng đương nhiệm Heng Swee Keat, 63 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Thông báo của ông Lawrence Wong nêu rõ sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các vị trí Bộ trưởng và ông sẽ vẫn giữ quyền lãnh đạo Bộ Tài chính.

Phát biểu tại họp báo sau khi công bố cải tổ Nội các, Phó Thủ tướng Lawrence Wong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tính liên tục và ổn định khi chính phủ hiện nay sắp kết thúc nhiệm kỳ. Do các bộ trưởng đều đang thực hiện trọng trách được giao, nên ông muốn giữ nguyên vị trí lãnh đạo các bộ cho đến đến hết nhiệm kỳ.

Đánh giá về ông Gan Kim Yong, ông Lawrence Wong cho biết mặc dù không hoàn toàn thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4, nhưng kinh nghiệm của ông Gan Kim Yong về kinh tế quốc tế sẽ giúp Singapore điều hướng trong môi trường toàn cầu đầy cạnh tranh hơn. Cả hai Phó Thủ tướng Gan Kim Yong và ông Heng Swee Keat đều là những bộ trưởng giàu kinh nghiệm và sẽ "giúp đỡ" trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Dự kiến ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào lúc 20h ngày 15/5 (giờ địa phương) tại cung Istana, trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore, chính thức tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long.

Tháng trước, ông Lawrence Wong cho biết những thay đổi lớn hơn trong nội các sẽ diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Singapore (dự kiến vào trước tháng 11/2025)./.

Chân dung tân Thủ tướng Singapore

Hai năm trước, ông Lawrence Wong đã được lựa chọn làm lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền tại Singapore, mở đường đưa ông trở thành Thủ tướng thế hệ tiếp theo của đất nước.

Ông Wong xuất thân từ gia đình bình dân, có bố làm quản lý bán hàng cho công ty tư nhân và mẹ là giáo viên. Sau khi hoàn thành du học tại Mỹ bằng học bổng của Chính phủ Singapore, ông trở về nước làm việc cho chính phủ từ năm 1997.

Phó Thủ tướng Wong từng làm Giám đốc Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, sau đó trở thành thư ký riêng cho ông Lý Hiển Long. Năm 2011, ông được bầu vào Quốc hội, rồi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh giáo dục và quốc phòng.

Ông tái đắc cử nghị sỹ quốc hội trong 2 kỳ tổng tuyển cử năm 2015 và 2020 và từng đảm nhận những vị trí bộ trưởng khác nhau. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, ông được chọn làm đồng Chủ nhiệm Ủy ban ứng phó COVID-19 và ngày càng nhận được sự tín nhiệm rộng rãi của người dân Singapore.

Ông Lý Hiển Long đánh giá ông Lawrence Wong đã sẵn sàng để lãnh đạo Singapore. Giới chuyên gia đánh giá đây là giai đoạn tạo nên cú hích quan trọng đối với sự nghiệp chính trị của ông Wong.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)