Đại biểu Quốc hội Bắc Giang phát biểu thảo luận về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, các đại biểu Quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang đã tích cực tham gia phát biểu thảo luận. Sau đây,chúng tôi xin trích giới thiệu ý kiến phát biểu của đại biểu Dương Thị Lợi đối v

Thứ nhất, từ thực tế thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong xây dựng các khu dân cư, cụm dân cư từ Trung ương cho tới các địa phương Tôi có rất băn khoăn và trăn trở. Chúng ta ai cũng nhìn thấy hình ảnh các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, các khu dân cư từ thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, dọc hai bên đường giao thông mọc lên như nấm.

 

Thực trạng trên, dẫn tới nhiều bất cập và  hậu quả nghiêm trọng, đó là khi các khu dân cư bám đường , đến một lúc nào đó chắc chắc sẽ không xa, do nhu cầu phát triển về kinh tế, nhu cầu về giao thông đi lại với những phương tiện hiện đại, phải tiếp tục mở rộng lòng đường giao thông, lúc đó nhà nước lại phải đầu tư một số lớn kinh phí để đền bù, giải phóng mặt bằng. Như vậy, vừa tốn kém cho ngân sách Nhà nước , vừa gây thiệt hại và gây khó khăn lãng phí cho người dân có công trình phải di chuyển. Các cấp chính quyền vừa phải tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, một công việc khá phức tạp và đây cũng là nguyên nhân để phát sinh rất nhiều khiếu kiện. Thực tế chúng ta đã và đang phải gánh chịu hậu quả này.

 

Tôi đề nghị Chính phủ cần giải trình làm rõ những cơ sở của việc lập quy hoạch khu dân cư như vậy. Hai là nêu rõ tầm nhìn về chiến lược trong quy hoạch khu dân cư và hệ thống giao thông quốc gia là bao nhiêu năm. Tầm nhìn này có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hay không?

 

Thứ hai, về vấn đề bảo vệ đất trồng lúa và đảm bảo an ninh lương thực lâu dài cho đất nước, thực trạng thu hồi đất quá mức không sử dụng, lãng phí, trong khi nông dân không có đất để sử dụng. Vấn đề giá đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và của các hộ gia đình đã gây bức xúc trong nhân dân.

 

Tôi cho rằng đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc, khách quan trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia. Để thực hiện mục tiêu, chiến lược của nước ta là hướng tới xây dựng một nước có nền kinh tế công, nông nghiệp hiện đại và tiên tiến. Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý, tiết kiệm hiệu quả, trong đó có vấn đề bảo vệ đất trồng lúa, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 

Theo tôi, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, chiến lược an ninh lương thực để quy hoạch vùng chuyên canh, thâm canh lúa và vùng này cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Vừa đảm bảo được an ninh lương thực, vừa đảm bảo việc làm và đời sống cho người nông dân, nhưng cũng vừa đáp ứng được yêu cầu đất đai sử dụng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời có giải pháp và lộ trình cụ thể để thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích khác, kiểm tra để thu hồi ngay những phần đất mà các chủ đã thuê đất nhưng trong thời gian vừa qua chưa sử dụng, để lãng phí. Chính phủ cũng cần xây dựng những cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng đất đồi, đất xấu và đất không có khả năng trồng lúa để phục vụ vào mục đích phát triển công nghiệp, khu dân cư. .

 

Thứ ba, về vấn đề quy hoạch đất đai phục vụ mục đích quốc phòng. Tôi đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo để rà soát toàn bộ đất đai phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, từ đất thao trường, bãi tập, căn cứ, công trình của quốc phòng, nếu thấy thực sự cần thiết thì cần bổ sung để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quốc phòng trong tình hình mới như yêu cầu huấn luyện để nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng, đồng thời cũng nhanh chóng hoàn chỉnh thủ tục để giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp lụât. Ngược lại, nếu phần đất còn thừa không sử dụng, đang lãng phí thì Bộ Quốc phòng cần giao cho Nhà nước quản lý để giao cho người dân sử dụng có hiệu quả.

 

Thực tế ở tỉnh Bắc Giang có nhiều đơn vị đóng quân trên địa bàn có những phần đất chưa sử dụng hết, hoặc di chuyển thì đều được giao lại cho chính quyền địa phương. Trên tinh thần đó, chính quyền đã giao cho nhân dân xử lý để phát huy hiệu quả sử dụng đất.

 

Riêng về trường bắn TB1 của Bộ Quốc phòng nằm ở tỉnh Bắc Giang, hiện đã có dự án và có phần di dân để thực hiện, song tiến độ thực hiện rất chậm do kinh phí cấp không đảm bảo theo phân kỳ đầu tư của dự án. Do vậy đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở trong các khu vực trường bắn này, do chưa ổn định nên đầu tư cho sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình không được quan tâm, dẫn đến người dân ở rất tạm bợ.

 

Về phía quân đội cũng chưa được quản lý và sử dụng đất đầy đủ theo nhiệm vụ của mình để phục vụ cho mục đích, chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Vì vậy tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu và tập trung đầu tư cho các dự án lớn đã được quy hoạch một cách hợp lý, tính toán một cách đầy đủ để tạo điều kiện cho các dự án này được hoàn thành dứt điểm, không để kéo dài như tình trạng vừa qua, sẽ dẫn tới rất nhiều lãng phí đáng tiếc có thể xảy ra
Trung bình (0 Bình chọn)