Bắc Giang dành 7 tỷ đồng đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và người tàn tật.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm giúp các đối tượng lao động nông thôn và người tàn tật có điều kiện tiếp cận nghề mới để tăng thu nhập, ổn định đời sống, ngày 21/04/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 574/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch chi tiết đào tạo nghề ngắn h

Theo đó, với nguồn vốn được đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo, tỉnh đã quyết định dành 6,6 tỷ đồng để tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 400 triệu đồng để tổ chức các lớp dạy nghề cho người tàn tật.

Với nguồn kinh phí đó, từ nay đến cuối năm 2008 có khoảng 8.000 lao động nông thôn và trên 200 người tàn tật sẽ được theo học các khoá dạy nghề ngắn hạn tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Trong thời gian đào tạo 03 tháng, các học viên là lao động nông thôn sẽ được đào tạo các nghề như: sửa chữa cơ khí, nghề điện, nghề may công nghiệp, nghề trồng trọt, chăn nuôi thú y, nghề sửa chữa, bảo hành máy tính… Trong thời gian từ 03 – 04 tháng, các học viên là người tàn tật sẽ được học các nghề may công nghiệp, thêu xuất khẩu, nghề làm nan tre, chổi đót, trạc tơ…

Như vậy, thông qua nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia,  quĩ khuyến công của tỉnh và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, hàng năm đã có thêm nhiều lao động nông thôn (nhất là tại các vùng có đất qui hoạch xây dựng khu công nghiệp) và người tàn tật ở Bắc Giang được tham gia các lớp dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho lao động nông thôn và người tàn tật có cơ hội tìm việc làm phù hợp. Năm 2008, tỉnh Bắc Giang đã đề ra mục tiêu phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 22.000 lao động, (tăng trên 3.000 lao động so với năm 2007); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,7% (tăng 1,2% so với năm 2007)./.

Trung bình (0 Bình chọn)