Bắc Giang khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 18/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động khoa học công nghệ. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng triển khai có hiệu quả Nghị

Các chính sách và cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bao gồm: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hoá phục vụ trực tiếp cho các hoạt động KH&CN. Triển khai và ưu đãi về tín dụng. Bên cạnh các ưu đãi trên thì nếu doanh nghiệp thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc ngành nghề nhà nước ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện  sẽ được nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp (tối đa không quá 30% tổng kinh phí). Nếu doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước được trích lại 50% thu nhập tăng thêm và trích thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó.

 

      

Thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư cho khoa học công nghệ, trong những năm qua bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, Sở Khoa học& Công nghệ Bắc Giang cũng đã triển khai nhiều hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những kết quả nghiên cứu KH&CN để đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới có sức cạnh tranh. Các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp như: Công nghệ sản xuất gạch ngói, nhờ đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò nung tuynel và đùn ép chân không mà qui mô sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng lớn, chất lượng sản phẩm được nâng cao một cách rõ rệt, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng yêu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường; Sản xuất phân lân bằng việc thay đổi kết cấu lò sản xuất phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị phù trợ, đã làm tăng hàm lượng phân lân từ 13-14%, lên 17-18%; Đổi mới công nghệ sản xuất bao bì PP, màng mỏng PE phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật mới đã làm lợi cho doanh nghiệp 144.600đ/1tấn sản phẩm và được áp dụng rộng trong sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh ; Đổi mới thiết bị sản xuất thành công gạch gốm cổ phục vụ cho việc trùng tu, phục chế các công trình văn hoá cổ quốc gia; Sản xuất gốm sành nâu mỹ nghệ (chum, vại, ấm, chén, âu…); Nung gốm sứ cao cấp theo kiểu lò bông của CHLB Đức để sản xuất các sản phẩm đèn, phù điêu; Sấy nguyên liệu và sản phẩm mây tre đan bằng công nghệ sấy lưu huỳnh; công nghệ sản xuất cửa giả gỗ bằng vật liệu tổng hợp; Đổi mới thiết bị và ứng dụng tổ hợp nghiền côn trục đứng để sản xuất quặng barit; Công nghệ chưng cất rượu hiện đại bằng vật liệu Inox có hệ thống đo nhiệt tự động, điều khiển bằng cơ giới hoá và tự động hoá đạt công suất 2000 lít rượu thô/ngày... Các hoạt động đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh ngày càng cao hơn qua các năm.

 

        Tuy nhiên, để thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, phải nghiên cứu đổi mới công nghệ trong một số ngành hàng, mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh. Để đáp ứng được yêu cầu này, Sở KH&CN đang tiếp tục triển khai, phối hợp với các cơ quan ban, ngành của tỉnh khẩn trương rà soát lại các lĩnh vực cần khuyến khích và đề xuất phương thức hỗ trợ cho một số doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học & công nghệ, nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh./.
Trung bình (0 Bình chọn)