Bắc Giang phát triển nghề trồng nấm tại 5 huyện trong tỉnh.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nh

Tiêu thụ nấm tại các quầy hàng trong thành phố Bắc Giang.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 700 hộ gia đình tham gia trồng các loại nấm ăn như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ. Trong đó, có gia đình đã đầu tư sản xuất với qui mô 20 – 30 tấn nguyên liệu/vụ. Ngoài ra, trên địa bàn cũng đã hình thành một số cơ sở sản xuất nấm tập trung tại tại các xã Tân An, Trí Yên, Đồng Phúc, Tư Mại, Đồng Việt, Tân Liễu (huyện Yên Dũng); xã Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang). Năm 2006, toàn tỉnh đã đạt sản lượng  khoảng 1.500 tấn nấm tươi các loại và trên 10 tấn mộc nhĩ khô. Được coi là một mặt hàng rau sạch, các sản phẩm nấm của Bắc Giang đã được tiêu thụ khá thuận lợi trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều sản phẩm nông sản khác.

Để mở rộng vùng sản xuất nấm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định phê duyệt Đề án phát triển nghề trông nấm giai đoạn 2007 – 2010 trên địa bàn. Theo đó, trong giai đoạn này, đề án sẽ được triển khai tại 5 huyện có nhiều tiềm năng phát triển nghề sản xuất nấm gồm Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên, Lục Nam và Tân Yên. Mục tiêu của đề án đề ra là phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh sẽ có khoảng 35 – 40 xã (thuộc 5 huyện trên) sản xuất nấm rơm, nấm mỡ thành các vùng tập trung, thu hút khoảng 3000 – 4000 lao động; có từ 15 – 20 trang trại nuôi trồng nấm mộc nhĩ, linh chi với qui mô sản xuất công nghiệp, (mỗi trang trại có khoảng 20 – 30 lao động thường xuyên, có chuyên môn). Toàn tỉnh đạt sản lượng nấm tươi khoảng 5000 - 6000 tấn/năm, trong đó phấn đấu mỗi năm  xuất khẩu khoảng 3.000 – 4.000 tấn.

Theo kế hoạch, các hộ tham gia sản xuất nấm sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Ngoài ra còn được hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, vật tư kỹ thuật như đạm SA, bột nhẹ, mùn cưa cao su, túi nilon chịu nhiệt; hỗ trợ xây dựng lán trại sản xuất; cơ sở chế biến nấm.

Để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm theo đúng qui trình, trước mắt, trong năm 2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành triển khai các mô hình sản xuất nấm tại 6 xã của huyện Yên Dũng. Đối với 5 huyện còn lại sẽ xây dựng thí điểm mỗi huyện một mô hình, trước khi triển khai trên diện rộng./.

Trung bình (0 Bình chọn)