Ca trù Bắc Giang - đặc thù văn hóa dân tộc

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Normal 0 false false

Biểu diễn Ca trù (Ảnh minh họa)
Biểu diễn Ca trù (Ảnh minh họa)

Hiện nay, trong hậu cung đình Thổ Hà vẫn còn bia đá ghi các Khoán ước về Ca trù. Có lẽ đây cũng là bia duy nhất về di tích ca trù còn lại ở Việt Nam. Bia đá có khắc chữ Hán ở bốn mặt. Nội dung bia đã khẳng định ý nghĩa to lớn của Ca trù trong đời sống cộng đồng. Các khoán ước về Ca trù đã trở thành Hương ước, Quy ước của làng một thuở. Ca trù được coi là loại thính phòng dân gian quý phái, hấp dẫn, nhiều thời được thăng hoa. Nhạc cụ không thể thiếu của lối hát Ca trù là đàn đáy, phách và trống chầu. Trong Ca trù, nhất là điệu Cung Bắc tạo cho người nghe một  cảm xúc nhớ tiếc; điệu Thiên Thai, gợi cảm giác lâng lâng khó tả; còn điệu Gửi thư là để giao lưu bằng điệu hát, có sự thông cảm, sẻ chia. Nhìn chung các làn điệu: Cung Bắc, Gửi thư, Thiên Thai, Tì bà… có tác dụng làm tôn cái hay, sức quyến rũ lòng người của nghệ thuật hát Ca trù. Câu hát quyện trong âm thanh của nhạc cụ ấy tạo nên sức mê đắm lạ. Người hát Ca trù cũng có cái duyên riêng, buồn buồn, đằm sâu, theo tiếng nhạc "tom chát" và lời đệm hự…hừ…hư… da diết, níu kéo hồn người miên man trong canh hát.

Đến nửa đầu thế kỉ XX, Ca trù ở Bắc Giang vẫn phát triển. Đó là vùng Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên; vùng Thị Cầu - Bắc Ninh và phủ Lạng Thương đã tồn tại các "phố Cô Đầu" hay còn gọi là "Á Đào" ở Mĩ Độ. Các "Phố Cô Đầu" này chuyên hát Ca trù, thu hút đông đảo văn nhân xa gần đến thưởng thức. Những năm cuối thế kỉ XX, Ca trù có giai đoạn chùng xuống, nhất là sau khi nghệ nhân Quách Thị Hồ qua đời. Tuy nhiên, vài năm gần đây, hát Ca trù ở Bắc Giang đang được khôi phục trở lại. Để chào mừng sự kiện nghìn năm Thăng Long, năm 2007, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho Đoàn nghệ thuật Chèo Bắc Giang triển khai, phục hồi lại môn nghệ thuật Ca trù.

            Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lối hát Ca trù có lúc bổng lúc trầm, nhưng sức sống tiềm tàng của nó vẫn mạnh mẽ, vẫn vươn tới những nét đẹp cao sang, quý phái. Giá trị nhân văn của Ca trù là hướng người nghe tới những nuối tiếc đáng trân trọng về một lối hát từng một thời được thăng hoa nay không thể bị tuột mất. Đáp ứng sự ghi nhận của UNESCO - Ca trù Việt Nam là Di sản văn hoá nhân loại cần được bảo vệ: Bia khoán ước về Ca trù ở đình Thổ Hà vẫn được người dân bảo tồn và trân trọng. Điều đó càng khẳng định giá trị to lớn của ca trù trong đời sống người dân đất Việt.

Trung bình (0 Bình chọn)