Châu Á thành lập quỹ ngoại tệ chung.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ trưởng tài chính 13 nước châu Á đã đạt được thỏa thuận quyên góp ít nhất 80 tỷ USD để thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ sử dụng cho các quốc gia khu vực trong trường hợp cần thiết để bảo vệ thị trường tài chính tiền tệ.

Tuyên bố chung của các Bộ Trưởng sau cuộc họp được Ngân hàng phát triển châu Á tổ chức thường niên tại Madrid, cho biết các khoản đóng góp của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tới 80%, phần còn lại là đóng góp của 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Chính phủ các nước châu Á đang cố thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). IMF đã tng ép các quốc gia s dụng tiền vay của tổ chức này phải theo những chính sách kinh tế khắc nghiệt, như trong cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước đây. Khoản quyên góp này cũng có thể giúp ngăn ngừa những rối loạn tài chính trong khu vực từng xảy ra trước đây.

Tất cả 13 quốc gia sẽ cùng góp quỹ, nhưng mỗi quốc gia sẽ vẫn quản lý khoản đóng góp riêng của mình dưới sự thỏa thuận chung. Con số đóng góp chính xác cho mỗi quốc gia vẫn chưa quyết định. Các cuộc đối thoại diễn ra hôm qua gồm các Bộ Trưởng tài chính các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái-lan và Việt Nam.  Về kinh tế, chính phủ các nước châu Á nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “sử dụng những hành động phù hợp” để giữ cho kinh tế phát triển một cách năng động.

Tuyên bố chung cũng nhận định, kinh tế khu vực tiếp tục đạt tăng trưởng cao và dự báo tiếp tục phát triển tốt mặc dù có phần thấp hơn. Tuyên bố cho rằng: “Tuy nhiên vẫn có một vài nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng chung, các thị trường tài chính dễ bị tổn thương, và tiếp tục gây sức ép lạm phát do giá dầu và hàng hóa tăng cao”.

Giá dầu thô tăng cao, đồng thời giá gạo cũng tăng hơn gấp đôi kể từ Hội nghị bộ trưởng tài chính các nước châu Á họp ở Kyoto một năm trước đây. Các mặt hàng tăng giá đã gây ra những bất ổn xã hội, và làm thâm hụt nguồn tài chính ngân sách do chính phủ các nước phải tăng trợ cấp giá năng lượng và lương thực cho người dân.

Quỹ dự trữ này là một bước phát triển hơn so với thỏa thuận hiện hành là mới chỉ thừa nhận những thỏa thuận song phương. Việc ký kết này bảo đảm cho các ngân hàng trung ương có đủ khả năng bảo vệ thị trường tiền tệ trước những cuộc tấn công giống như trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và 1998.

Trong cuộc khủng hoảng đó, Indonesia, Thái-lan và Hàn Quốc đã phải chi hầu hết nguồn ngoại tệ của mình để chống đcho thị trường tài chính tiền tệ của họ.

Ba quốc gia khác cũng phải viện đến IMF một khoản vay hơn 100 tỷ USD để vưc dậy khả năng tài chính của họ. Nhưng khi đó IMF đã ép các chính phủ này phải cắt giảm chi tiêu, tăng tỷ lệ lãi suất, và bán các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Trung bình (0 Bình chọn)