Chính quyền, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cùng vào cuộc, tháo gỡ khó khăn tiêu thụ vải thiều.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Năm 2007, Bắc Giang dự tính thu hoạch trên 150.000 tấn vải thiều tươi, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2006. Bên cạnh niềm vui được mùa, những người trồng vải ở Bắc Giang gặp phải khó khăn tìm đầu ra cho quả vải. Để giải bài toán khó khăn này, các cấp chí

 

1.Ông Lưu Xuân Vượng – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế.

Yên Thế là một địa bàn có diện tích trồng vải thiều khá lớn, chỉ đứng sau Lục Ngạn. Năm nay, dự tính toàn huyện sẽ thu hoạch được khoảng 30.000 tấn vải thiều tươi, trên thực tế có thể còn lớn hơn con số này.

Để giải tỏa tâm lý lo lắng của bà con nông dân “được mùa, rớt giá”, trước khi bước vào vụ thu hoạch, UBND huyện đã tổ chức đoàn công tác đi tìm hiểu thực tế tại một số tỉnh bạn, đồng thời tạo mối liên hệ chặt chẽ với một số doanh nghiệp là người Yên Thế đang sinh sống làm ăn tại địa bàn tỉnh khác để tìm biện pháp tiêu thụ vải thiều. Ngay khi bước vào vụ thu hoạch, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng công an làm tốt công tác ổn định trật tự an toàn giao thông; quản lý tốt bến bãi, không để tội phạm lợi dụng sơ hở trộm cắp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đến thu mua vải thiều. Mặt khác, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng; đừng thu hoạch quá sớm, ảnh hưởng đến chất lượng quả vải. Trong trường hợp giá vải thiều tươi xuống quá thấp hãy tổ chức sấy khô để tiêu thụ sau đó, khi có điều kiện thuận lợi.

Nếu ai đó nói rằng cần phải có biện pháp mạnh hơn để hạn chế tình trạng tư thương ép giá người trồng vải, tôi không đồng tình với quan điểm này. Tư thương luôn là người bạn đồng hành với nông dân. Giá cả lên xuống là do thị trường tự điều chỉnh. Người trồng vải ở Yên Thế đang rất mong tư thương cùng vào cuộc.

2. Ông Tống Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn:

Là địa bàn có diện tích, sản lượng vải thiều lớn nhất tỉnh, (dự tính năm 2007 có thể thu hoạch trên 80.000 tấn), từ nhiều năm nay, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn đã xác định công tác chỉ đạo xúc tiến tiêu thụ vải thiều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm nay, ngoài biện pháp mở rộng liên kết, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức hội chợ triển lãm, tạo điều kiện thuận lợi về bến bãi, điểm tổ chức thu mua vải, các dịch vụ chuyển nhận tiền, huyện Lục Ngạn đã xây dựng vùng chuyên canh vải thiều an toàn với diện tích 300 ha, hỗ trợ mỗi gia đình tham gia trồng vải 100 bao bì in nhãn mác thương hiệu vải thiều an toàn; khuyến cáo nhân dân chăm sóc vải thiều đúng cách để kéo dài thời gian thu hoạch, tổ chức sấy vải thiều khô tại gia đình…

Chúng tôi cho rằng việc quan trọng nhất là làm sao tạo được thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Với chất lượng thơm ngon, hạt nhỏ, cùi dày, nhiều năm nay, vải thiều Lục Ngạn đã được người tiêu dùng cả nước biết đến. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu cho sản phẩm, về phía các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Lục Ngạn phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc vải thiều đúng qui trình, nhằm nâng cao chất lượng quả vải, đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. Chúng tôi cũng rất mong các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục tạo điều kiện giúp nhân dân Lục Ngạn có được giống vải thiều chất lượng cao, mở rộng diện tích vùng vải thiều an toàn; đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị trường để tránh tình trạng gian lận thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

3.Ông Nguyễn Văn Tuyết – Phó Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang (thuộc Tổng Công ty rau quả Việt Nam).

Là một doanh nghiệp đóng tại địa phương, nhiều năm nay, chúng tôi đã luôn là người bạn đồng hành với nông dân Lục Ngạn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do đảm bảo uy tín về chất lượng, các sản phẩm vải thiều lạnh đông, vải thiều đóng hộp của công ty đã có mặt tại nhiều nước. Trong đó, có cả những thị trường “khó tính” như Hà Lan, Hàn Quốc…

Năm 2007, công ty chúng tôi đã ký hợp đồng xuất khẩu 1.200 tấn sản phẩm (tương đương với trên 4.000 tấn vải thiều tươi). Cùng với việc đầu tư gần 2 tỷ đồng để đổi mới trang thiết bị, chuẩn bị sẵn vốn để thu mua vải thiều, hiện nay chúng tôi đang nỗ lực tuyển thêm lao động, tăng ca sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Mong rằng các ngành chức năng của tỉnh, của huyện Lục Ngạn tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giải tỏa ách tắc giao thông trong những ngày cao điểm thu hoạch vải thiều để việc lưu thông trên đường được thuận lợi, thông suốt, đảm bảo giữ được chất lượng vải thiều bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển.

4. Ông Trần Văn Thuận – Hộ kinh doanh, chế biến vải thiều xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang).

Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là một sự kiện rất đỗi vui mừng. Cũng như nông dân trong cả nước, nông dân Bắc Giang rất mong nhiều sản phẩm nông sản của mình được xuất khẩu sang các nước. Tôi có may mắn đã được sang thăm Thái Lan. Tại đó, giá một kg vải thiều, tính ra tiền Việt Nam lên tới 80.000 đồng.

Đối với vụ vải thiều năm nay, bản thân các hộ chuyên kinh doanh chế biến vải thiều như chúng tôi đã cố gắng hết sức để tiêu thụ sản phẩm cho bà con ở quê mình. Tuy nhiên, chúng tôi rất mong các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để sản phẩm vải thiều của Bắc Giang sẽ có mặt nhiều hơn tại các nước. Trước mắt, ngay bây giờ người trồng vải ở Bắc Giang rất mong muốn được phổ biến, tiếp thu công nghệ tiên tiến để kéo dài thời gian bảo quản chất lượng vải thiều tươi.

Trung bình (0 Bình chọn)