Hội nghị toàn quốc sơ kết 02 năm thực hiện Chiến lược trợ giúp pháp lý

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng 17/01/2014, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp và một số sở, ban, ngành đoàn thể liên quan.

Quảng cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, sau 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đã từng bước phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của Nhà nước. Hoạt động TGPL đã góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, giáo dục lối sống tuân thủ pháp luật, góp phần giữ vững ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, hạn chế các vi phạm pháp luật, tố cáo trái pháp luật.

Kết quả, trong 02 năm các tổ chức TGPL thực hiện 231.830 vụ việc, trung bình 115.9115 vụ việc/năm, tăng 18% so với trung bình năm trước khi có chiến lược, các vụ việc chủ yếu là tư vấn pháp luật 231.335 vụ việc (chiếm 92%), số lượng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng còn ít. Tổng số người được TGPL trong 02 năm là 240.176; trong đó,  93.421 người nghèo (38,9%); 42.832 người dân tộc thiểu số (17,8%); 34.079 người có công cách mạng (14,2%); 10.819 trẻ em (4,5%); 486 người khuyết tật (0,2%); 1.213 người già (0,5%) và 57.326 đối tượng khác (23,9%)…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những kết quả đạt được của công tác TGPL toàn quốc thời gian qua. Đồng thời, đề nghị Bộ Tư pháp hoàn thiện thể chế các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý để triển khai thi hành Hiến pháp; cần nghiên cứu cơ chế thu hút điều phối nguồn lực cho hoạt động TGPL; có cơ chế chính sách huy động mọi nguồn lực tham gia hoạt động TGPL và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền; hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức thực hiện TGPL theo hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp; việc TGPL phải thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;…

Cùng với đó, tập trung nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch đổi mới công tác TGPL; hoàn thiện chính sách TGPL trong những chương trình xóa đói giảm nghèo, không để người dân thiếu hiểu biết pháp luật; tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung vào kế hoạch của Chiến lược để hoạt động TGPL thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.

 

Trung bình (0 Bình chọn)