Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang với công tác thu hút đầu tư.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Là một tỉnh miền núi, lại không có nhiều lợi thế nằm gần cửa ngõ Thủ đô như Bắc Ninh, hay gần cửa khẩu như Lạng Sơn, nhưng trong những năm qua, bằng những nỗ lực vượt khó, Bắc Giang đã gặt hái khá nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực nói chung, cũng như l

* Đẩy mạnh cải cách hành chính:

Xác định rõ những lợi thế và khó khăn  của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đề ra những chính sách phù hợp, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào Bắc Giang.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở đã tiến hành đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan trực thuộc; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của lãnh đạo và cán bộ, công chức…;  thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong xúc tiến đầu tư như Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an, Cục Thuế. Đồng thời với việc công khai các thủ tục, hồ sơ về khảo sát địa điểm đầu tư, cấp phép đầu tư, ưu đãi đầu tư, bước đầu tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư.

Mặt khác, Sở đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai sâu rộng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; quan tâm giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong phát triển kinh tế được coi trọng đúng mức; đồng thời, xác lập mối quan hệ cởi mở, thân thiện giữa lãnh đạo các cấp, các ngành với các nhà đầu tư; nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức; tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư.

Cùng với đó, Sở tiến hành tổ chức một số hội nghị xúc tiến, vận động đầu tư ở trong và ngoài nước, đặc biệt là tăng cường giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006 diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11/2006. Tăng cường công tác đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp. Rà soát thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện và xã, bỏ những quy định, thủ tục không cần thiết, giảm thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Hàng loạt những công tác quan trọng khác được tiến hành đồng thời, như tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Xúc tiến đầu tư tỉnh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tích cực huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các kênh thông tin về giá cả, thị trường trong và ngoài nước trên phương tiện thông tin đại chúng… Ngoài ra, Sở cũng hết sức coi trọng tới vấn đề xây dựng thượng hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp nội tỉnh để các doanh nghiệp theo kịp lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

* Những kết quả đáng được ghi nhận:

Nhờ những nỗ lực đó, trong những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Theo đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2006, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh ước đạt 1.760 tỷ đồng, tăng 4,5%  so  với cùng kỳ năm trước.

Giai đoạn 2001 – 2005, Bắc Giang đã có 83 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 7.228,5 tỷ đồng, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả, số khác tiếp tục ổn định và sẽ hoạt động trong thời gian tới.

            Trong 9 tháng đầu năm 2006, Tỉnh đã chấp thuận 29 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 418 tỷ đồng, cho phép 13 nhà đầu tư khảo sát địa điểm, lập dự án, đưa tổng số lên 206 dự án trong  nước trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 11,4 nghìn tỷ đồng. Cấp phép cho 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với số vốn đăng ký gần 9 triệu USD. Riêng Khu công nghiệp Đình Trám có 7 dự án mới được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký 207 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư vào khu công nghiệp lên 37 dự án, với diện tích xin thuê là 60,6 ha, bằng 88% diện tích đất cho thuê toàn khu công nghiệp. Tiến độ thực hiện một số dự án nước ngoài đạt khá, các dự án ODA và NGO với số vốn thực hiện ước đạt 52 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, được bố trí ưu tiên trả nợ cho một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng và các công trình chuyển tiếp, hạn chế nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 250 tỷ đồng, bằng 60,5% kế hoạch. Giải ngân ước đạt 200 tỷ đồng,  bằng 52,6% kế hoạch. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất xây dựng cơ bản, ước thực hiện 15,0 tỷ đồng, bằng 41,1% kế hoạch và bằng 72% so với cùng kỳ. Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn quỹ đất thực hiện đạt 25 tỷ đồng.

* Một số mục tiêu chiến lược đến năm 2010:

Với những thành công quan trọng ở trên, Bắc Giang phấn đấu đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,8 lần trở lên so với năm 2005. Kế hoạch phát triển là: tập trung cao vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thị trường; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng có hiệu quả khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập của nước nhà nói chung và địa phương nói riêng.

Tỉnh phấn đấu GDP tăng bình quân hàng năm từ 10 - 11%, trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 21 – 23 %/năm; nông - lâm - thủy sản tăng 4 - 4,2 %/năm; dịch vụ tăng 9,2 – 9,3 %/năm. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ cơ cấu kinh tế là : công nghiệp- xây dựng chiếm 34- 35,5%;  nông - lâm nghiệp chiếm 29,5 – 31,5%; dịch vụ chiếm 34,5 - 35%.

Từ những nỗ lực dẫn đến thành công và định hướng phát triển như vậy, chắc chắn rằng, hình ảnh về Bắc Giang đang ngày càng đậm nét trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trung bình (0 Bình chọn)