Trao đổi: Về công tác đào tạo thợ thủ công hiện nay ở Bắc Giang.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Làng nghề là mô hình chủ yếu của công nghiệp nông thôn. Sự phát triển các ngành nghề nông thôn sẽ tạo ra sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Để tạo được bước chuyển dịch này, công tác đào tạo thợ thủ công có

Học nghề sản xuất gốm mỹ nghệ ở Công ty cổ phần sứ gốm Bắc Giang

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khá nhiều làng nghề thủ công, trong đó có khoảng 25 làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề đã tạo được thương hiệu với các sản phẩm nổi tiếng như bánh đa Kế, bún Đa Mai  (thành phố Bắc Giang); mì Chũ (Lục Ngạn); rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên)…Toàn tỉnh cũng có khoảng trên 6000 hộ làm nghề thủ công, chiếm 50,29% tổng số hộ, thu hút khoảng gần 20.000 lao động tham gia, chiếm  41,77% tổng số lao động trong các làng nghề. Trong đó, số lao động tham gia nghề chế biến nông sản chiếm 28,79%; nghề tre đan chiếm 41,09%; nghề vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,40%, còn lại là các nghề khác như mộc, gốm, đúc đồng, chạm khắc …Đặc điểm cơ bản nhất của các nghề thủ công là sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào sự thuần thục, khéo léo của đôi bàn tay và sự tinh ý, sáng tạo trong lao động của người thợ. Đào tạo ra những người thợ có tay nghề điêu luyện, có khả năng sáng tạo cá nhân là yếu tố quyết định nhất đối với sự tồn tại, phát triển các làng nghề thủ công.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có 3 hình thức đào tạo thợ thủ công cùng song song hoạt động là truyền nghề trong các gia đình thợ, đào tạo theo các lớp ngắn hạn, đào tạo trong một số trường dạy nghề cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết lao động tham gia tại các làng nghề chủ yếu được đào tạo bằng hình thức truyền nghề trong gia đình, chỉ có số ít được đào tạo qua trường lớp. Phần lớn lao động lành nghề, giỏi nghề hiện nay đều trưởng thành từ truyền nghề. Vì thế, có thể khẳng định rằng hiện nay hình thức truyền nghề vẫn đang quyết định sự tồn tại và phát triển của các nghề thủ công.  Chừng nào còn duy trì hình thức sản xuất theo hộ gia đình thì hình thức truyền nghề vẫn còn phát huy tác dụng tích cực và đây là hình thức đào tạo truyền thống của các nghề thủ công.

Ưu điểm nổi trội của hình thức truyền nghề là đối tượng học nghề mở rộng, không đòi hỏi trình độ ban đầu. Vì thế, cùng lúc những người có trình độ khác nhau vẫn có thể cùng học nghề với nhau. Nội dung học tập trung vào kỹ năng, kỹ xảo hành nghề, học luôn đi đôi với hành. Giáo viên dạy nghề chỉ là những nghệ nhân, thợ giỏi, thậm chí chỉ cần tay nghề khá hơn một chút. Cách đào tạo thường là trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giao phụ việc. Người học tham gia vào sản xuất ngay từ đầu. Thời gian đào tạo linh hoạt, khả năng hành nghề sau khi học rất cao, gần như tuyệt đối. Ngay trong khi học, người thợ đã tham gia sản xuất, học đến đâu làm ngay đến đấy. Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức truyền nghề cũng bộc lộ  những hạn chế như bị giới hạn về tay nghề, kỹ năng cũng như thói quen và ý thức kỷ luật, trách nhiệm trong lao động làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khả năng phát triển sản phẩm, đặc biệt là giới hạn về chất lượng thẩm mỹ và độ tinh xảo trên các sản phẩm thủ công, làm cho sản phẩm của làng nghề khó bán với giá trị cao trên thị trường. Kết quả đào tạo theo lối truyền nghề lệ thuộc quá nhiều vào tính cách cá nhân của người nghệ nhân dạy nghề; thói quen làm nghề của từng địa phương, phần lớn ứng xử theo lối tuỳ cơ theo kinh nghiệm riêng. Do đó, các nghề thủ công thiếu sự đồng bộ, thiếu sự quy chuẩn chung về kỹ thuật, khó thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất những loạt hàng lớn. Hạn chế này không chỉ có trong các làng nghề ở Bắc Giang mà còn là hạn chế chung trong các làng nghề ở các địa phương khác.

Trước tốc độ phát triển của các sản phẩm công nghiệp và sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm thủ công ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng thẩm mỹ và độ tinh xảo để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để giúp các làng nghề thủ công phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, kết hợp được tính truyền thống và hiện đại, điều quan trọng hàng đầu là phải quan tâm đến công tác đào tạo thợ, hình thành một đội ngũ thợ thủ công mới vừa có kiến thức văn hoá, mỹ thuật, vừa có tay nghề cao trong các làng nghề. Trong đó cần đánh giá và coi trọng đúng mức tầm quan trọng của hoạt động truyền nghề. Cần có cơ chế hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đào tạo nghề bao gồm cả việc truyền nghề của các nghệ nhân; tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn vốn là hình thức đào tạo đặc trưng phổ biến nhất và có hiệu quả nhất trong các nghề thủ công hiện nay.

Có thể khẳng định sự phát triển của các ngành nghề nông thôn hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ thợ thủ công, và xa hơn, phụ thuộc vào công tác đào tạo thợ thủ công. Tạo ra đội ngũ thợ thủ công mới có tay nghề cao, óc thẩm mỹ và kiến thức văn hoá, kỹ thuật toàn diện, đáp ứng được yêu cầu thời kỳ kinh tế hội nhập khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO - Đó chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện./.

Trung bình (0 Bình chọn)