Xuất khẩu hàng nông sản ở Bắc Giang.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Thị trường rộng mở, tiềm năng xuất khẩu lớn là những tín hiệu khả quan cho ngành chế biến nông sản kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay, việc đa dạng hoá sản phẩm, gắn liền với việc quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý của quốc tế đa

Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm hàng rau quả chế biến luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bắc Giang.  Từ chỗ chỉ có một  doanh nghiệp nhà nước tham gia xuất khẩu mặt hàng này thì hiện nay đã phát triển lên 6 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển số nhà máy, số lượng hàng xuất khẩu cũng tăng lên. Thực tế hiện nay nhu cầu mặt hàng này trên thế giới rất lớn, trong khi đó sản lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung vẫn còn rất thấp. Mỗi năm, nước ta chỉ xuất khẩu được khoảng 1000 côngtenơ và chiếm chưa đến 10% thị phần trên thế giới, với những mặt hàng chủ yếu là cà chua, dưa chuột, hỗn hợp dầm dấm, dứa vải thiều đóng hộp và một số sản phẩm gấc, gừng tươi... Theo nhiều doanh nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm cho biết: thị trường hàng nông sản đang rất rộng mở, nhất là kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thuơng mại thế giới WTO. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản chỉ chủ yếu xuất khẩu sang những thị trường truyền thống là Nga, Séc... thì hiện nay đã có hàng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác khó tính hơn là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... và sản phẩm cũng đa dạng hơn.

Trong những năm qua, hàng nông sản thực phẩm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bắc Giang và có nhiều đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, hiện nay kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản thực phẩm Bắc Giang chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu chưa ổn định; việc tổ chức sản xuất của người nông dân còn hạn chế; sản phẩm chưa mang tính hàng hóa; khả năng tiếp cận và giao dịch, đàm phán với bạn hàng nước ngoài còn hạn chế. Bởi vậy, khi VN chính thức gia nhập WTO, thị trường rộng mở hơn, tiểm năng xuất khẩu lớn hơn nhưng đây lại là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản. Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy hết tiềm năng của nhóm hàng này đang là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp.  Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khắt khe hơn.Vì thế , nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chính sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp chính là cơ sở để tồn tại và phát triển.

Cùng với việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm đang đẩy mạnh việc sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn quốc tế Hapsat (tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm nông sản). Đây cũng là mục tiêu hướng tới của các cơ sở chế biến hàng nông sản thực phẩm ở Bắc Giang trong điều kiện hội nhập hiện nay./.

Trung bình (0 Bình chọn)