Ý kiến của các ĐBQH tỉnh Bắc Giang tham gia thảo luận tại ngày làm việc thứ 23, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 14/6/2006, tại Hội trường Ba Đình, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện theo Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Lợi, Đoàn ĐBQH tỉn

Thứ nhất, đánh giá về hoạt động của các cơ quan tố tụng cấp huyện được giao thẩm quyền mới trong thời gian qua, đại biểu Hoàng Văn Lợi cho rằng các cơ quan tố tụng cấp huyện đã có đội ngũ cán bộ trưởng thành hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất cũng đã được tăng cường. Đối với TAND cấp tỉnh, đã giảm tải được việc xét xử các án sơ thẩm. TANDTC giảm tải cũng được một phần do tác động giảm tải ở tỉnh, tạo điều kiện để  cơ quan này tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết rút kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật cho thống nhất trong cả nước. Việc Quốc hội quyết định tăng thẩm quyền cho   Tòa án cấp huyện trong thời gian qua là đúng đắn.

 

 Thứ hai, về những thiếu sót, tồn tại trong quá trình thực hiện việc tăng thẩm quyền: Việc hướng dẫn  thực hiện pháp luật của các cơ quan chức năng ở cấp trên, nhất là Trung ương còn chậm, thiếu và chưa thống nhất. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử    Toà án nói chung và các Toà án được tăng thẩm quyền bị hạn chế, lúng túng trong việc vận dụng pháp luật vào công tác xét xử. Chất lượng xét xử của TAND vẫn còn hạn chế. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  trình độ đại học, cao đẳng của cán bộ làm trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung  từ 90% trở lên, riêng chỉ có cơ quan điều tra trên 54%. Nhưng con số này phản ánh ngược lại với chất lượng xét xử. Ví dụ trong số 1.298 vụ án thuộc thẩm quyền mới bị kháng án, kháng nghị, Tòa án phúc thẩm đã sửa tới 364 vụ và hủy 47 vụ. Điều này cũng phản ánh chất lượng thực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng khi được tăng thẩm quyền vẫn còn hạn chế.

 

Sau khi phân tích những nội dung trên, đại biểu Hoàng Văn Lợi kiến nghị cần khắc phục ngay tình trạng chậm, thiếu và không thống nhất trong  văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng Trung ương. Về lộ trình tăng thẩm quyền, nếu Quốc hội quyết định tăng thẩm quyền cho đơn vị nào cần thông báo rõ để cho các cơ quan địa phương chủ động trong hoạt động. Cần phân tích rõ nguyên nhân về việc không đồng nhất giữa trình độ cán bộ và chất lượng xét xử, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

  Về công tác cán bộ và tổ chức cán bộ, việc tăng cường cán bộ ở cấp tỉnh cho cấp huyện là việc cần thiết nhưng rất khó khăn vì mức lương  chênh lệch nhiều giữa 2 cấp. Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng  có những chính sách thoả đáng để cán bộ yên tâm công tác khi đi tăng cường  cơ sở.

 Cũng phát biểu về việc tăng thẩm quyền cho Tòa án các cấp, đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn đề nghị lộ trình tăng thẩm quyền phải có chương trình và hành động cụ thể. Đồng thời phải quan tâm hơn nữa về chất lượng xét xử trong thời gian tới./.
Trung bình (0 Bình chọn)