Yên Dũng: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
UBND huyện Yên Dũng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 14/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
 Huyện Yên Dũng phấn đấu đến năm 2025 có 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng.

Mục đích của Kế hoạch nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, cộng đồng doanh nghiệp để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDNN.

Theo đó, toàn huyện phấn đấu đến năm 2025 có trên 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ hoặc công nhận kết quả đào tạo đạt 36%; trong đó đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho trên 40% lực lượng lao động. Toàn huyện có khoảng 5 cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN.

Phấn đấu đến năm 2030, có trên 50% học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ hoặc công nhận kết quả đào tạo đạt trên 40%; trong đó đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng trên 50% lực lượng lao động. Toàn huyện duy trì có khoảng 5 cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN.

Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về GDNN. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển GDNN. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác GDNN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo lộ trình; công tác đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng GDNN, chất lượng nguồn lao động của huyện đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác GDNN. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác GDNN. Chú trọng tham mưu, đề xuất đào tạo các ngành, nghề, lĩnh vực có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động. Phát triển GDNN ở nông thôn; khuyến khích phát triển cơ sở GDNN của tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý nhà nước trong hoạt động GDNN và giới thiệu việc làm. 

Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hoạt động GDNN, đánh giá theo chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm "học đi đôi với hành"; nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN theo hướng hiện đại, chất lượng cao, tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến. 

Gắn kết GDNN với thị trường lao động và giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo. Phối hợp hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn kết cung - cầu lao động với GDNN; góp phần xây dựng hệ thống dữ liệu về thông tin thị trường lao động, lao động qua đào tạo gắn với phân tích, dự báo và cung ứng dịch vụ thông tin thị trường lao động tỉnh Bắc Giang.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Diệu Hoa

Trung bình (0 Bình chọn)