Quan tâm đến chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”, Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra ngày 12/5 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.

Quan tâm đến chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao- Ảnh 1.

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo phát biểu tại cuộc họp chuẩn bị công tác tổ chức Hội thảo.

Đây là Hội thảo quan trọng nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, tiếp nối nội dung Hội thảo Văn hóa năm 2022.

Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức Hội thảo diễn ra chiều ngày 8/5 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo cho biết: Hội thảo Văn hóa năm 2024 là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc, Hội thảo sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tinh thần chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Hội thảo dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của khoảng hơn 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và liên quan tới văn hóa, thể thao.

Với việc tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024, Ban Tổ chức hy vọng góp phần đẩy mạnh thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật cụ thể và triển khai các nguồn lực một cách thiết thực, hiệu quả để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

AstraZeneca chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 trên toàn cầu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ vừa nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách.

AstraZeneca chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 trên toàn cầu- Ảnh 1.

Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 - Ảnh: VGP/HM

Cụ thể, ông Phan Công Chiến, Trưởng phòng Quản lý kinh doanh dược, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam, do dịch bệnh không còn trong giai đoạn cấp bách.

"Theo thông báo của phía AstraZeneca, họ bắt đầu chấm dứt hợp đồng hoặc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine này cho nhu cầu cấp bách tại các quốc gia, chứ không phải thu hồi vaccine này trên toàn cầu", ông Phan Công Chiến nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam không còn vaccine AstraZeneca phòng COVID-19. Sau quyết định này của phía AstraZeneca, trong tương lai, nếu sử dụng lại vaccine này, chúng ta phải làm lại các quy trình nhập khẩu vaccine theo đúng quy định.

Hãng dược AstraZeneca cũng đang có thông báo chấm dứt các phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 đối với các quốc gia trên toàn cầu. Trước đó, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, vaccine này đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vaccine này cũng đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh mục sử dụng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, vaccine COVID-19 AstraZeneca là vaccine đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Đây là vaccine do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.

Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, những liều vaccine AstraZeneca cuối cùng ở nước ta đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7/2023.

Lần gần đây nhất, tháng 2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vaccine này có hạn dùng đến tháng 7/2023 tới các địa phương, để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng ít vaccine COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024, để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

AstraZeneca chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 trên toàn cầu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ vừa nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách.

AstraZeneca chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 trên toàn cầu- Ảnh 1.

Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 - Ảnh: VGP/HM

Cụ thể, ông Phan Công Chiến, Trưởng phòng Quản lý kinh doanh dược, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam, do dịch bệnh không còn trong giai đoạn cấp bách.

"Theo thông báo của phía AstraZeneca, họ bắt đầu chấm dứt hợp đồng hoặc chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine này cho nhu cầu cấp bách tại các quốc gia, chứ không phải thu hồi vaccine này trên toàn cầu", ông Phan Công Chiến nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam không còn vaccine AstraZeneca phòng COVID-19. Sau quyết định này của phía AstraZeneca, trong tương lai, nếu sử dụng lại vaccine này, chúng ta phải làm lại các quy trình nhập khẩu vaccine theo đúng quy định.

Hãng dược AstraZeneca cũng đang có thông báo chấm dứt các phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 đối với các quốc gia trên toàn cầu. Trước đó, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, vaccine này đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vaccine này cũng đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh mục sử dụng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, vaccine COVID-19 AstraZeneca là vaccine đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Đây là vaccine do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.

Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, những liều vaccine AstraZeneca cuối cùng ở nước ta đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7/2023.

Lần gần đây nhất, tháng 2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vaccine này có hạn dùng đến tháng 7/2023 tới các địa phương, để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng ít vaccine COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024, để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong quá trình khởi tạo, thiết lập, cấu hình thiết bị, phải có giao diện thông báo cho người sử dụng về địa điểm (quốc gia) lưu trữ và xử lý dữ liệu được thu thập bởi thiết bị camera và các dịch vụ liên kết.

Tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát- Ảnh 1.

Bộ TT&TT vừa ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát - Ảnh: VGP/HM

Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định về bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Trong đó, liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ tiêu chí này có yêu cầu, trong quá trình khởi tạo, thiết lập, cấu hình thiết bị, phải có giao diện thông báo cho người sử dụng về địa điểm (quốc gia) lưu trữ và xử lý dữ liệu được thu thập bởi thiết bị camera và các dịch vụ liên kết.

Đối với cảm biến thu thập dữ liệu, Bộ TT&TT khuyến nghị trong tài liệu hướng dẫn sử dụng (hoặc tài liệu tương đương được công bố công khai), nhà sản xuất phải liệt kê danh mục các cảm biến được sử dụng bởi thiết bị camera và mô tả chức năng, nguyên lý hoạt động của từng cảm biến được thiết bị camera sử dụng.

Các nhà sản xuất cũng cần có hệ thống trực tuyến cho phép tiếp nhận và công bố lỗ hổng của thiết bị tới người sử dụng. Khi phát hiện lỗi bảo mật, họ cần đưa ra thông tin và hướng dẫn người dùng cập nhật, xử lý.

Cũng theo bộ tiêu chí này, để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng, camera giám sát phải có tính năng quản lý xác thực, bao gồm phòng chống tấn công vét cạn và quản lý mật khẩu an toàn.

Cụ thể, camera cần có chức năng quản trị hệ thống cho phép thay đổi thời gian khóa, số lần đăng nhập sai và khoảng thời gian đăng nhập sai liên tục. Chỉ thông tin cho người sử dụng nội dung đăng nhập thành công/thất bại mà không có nội dung khác làm cơ sở thực hiện tấn công vét cạn. Đồng thời, có chức năng kiểm soát mật khẩu an toàn và khác nhau đối với mỗi thiết bị camera, có chức năng xác thực nhiều loại đối tượng khác nhau như người dùng hoặc thiết bị.

Thiết bị camera và các dịch vụ liên kết phải có tối thiểu tính năng cho phép thiết lập, cấu hình địa điểm tại Việt Nam đối với việc xử lý, lưu trữ và khai thác dữ liệu (như trên thẻ nhớ/thiết bị ngoại vi, dịch vụ điện toán đám mây đặt tại Việt Nam...), nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đồng thời, Bộ khuyến nghị thiết bị camera phải có các tính năng gồm: kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào do người sử dụng nhập hoặc qua giao diện lập trình; ngăn chặn quá trình xử lý dữ liệu đầu vào vi phạm điều kiện lọc đã định nghĩa trước theo nhà sản xuất; kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu, để ngăn chặn các dạng tấn công vào giao diện của thiết bị.

Theo Chinhphu.vn

Trung bình (0 Bình chọn)

Cử tri đồng thuận cao sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
UBND tỉnh vừa ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã và thành lập phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. Theo đó, Cử tri đồng thuận cao sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Bắc Giang: Cử tri ủng hộ sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã- Ảnh 1.

Một góc thành phố Bắc Giang

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 được tổ chức lấy ý kiến cử tri ngày 21/4/2024. 

Đối với việc nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang, kết quả có 126.842/129.210 cử tri thành phố Bắc Giang đồng ý, đạt tỷ lệ 98,17%; có 114.166/118.227 cử tri huyện Yên Dũng ủng hộ, đạt tỷ lệ 96,57%.

Về thành lập phường thuộc thành phố Bắc Giang (mới), có tổng số 14 đơn vị hành chính cấp xã được lấy ý kiến để thành lập 13 phường (trong đó, xã Lão Hộ nhập với thị trấn Tân An để thành lập phường mới); đơn vị có tỷ lệ cử tri đồng ý cao nhất là xã Tân Liễu, tỷ lệ 99,51%, thấp nhất là xã Song Mai, tỷ lệ 91,89%.

Việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ, huyện Lục Ngạn (mới) và huyện Sơn Động, kết quả có 169.922/170.968 cử tri đồng ý, đạt tỷ lệ 99,47%; 57.291/58.722 cử tri đồng ý, đạt tỷ lệ 97,56%.

Về thành lập phường thuộc thị xã Chũ, có tổng số 05 đơn vị hành chính cấp xã được lấy ý kiến để thành lập phường; đơn vị có tỷ lệ cử tri đồng ý cao nhất là thị trấn Chũ tỷ lệ 99,73%, thấp nhất là xã Phượng Sơn tỷ lệ 99,45%.

Về thành lập thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (mới), xã Phì Điền có số cử tri đồng ý đạt tỷ lệ 97,25%, xã Biển Động có số cử tri đồng ý đạt tỷ lệ 98,54%...

Xem Báo cáo và Biểu chi tiết tại đây./.

Trung bình (0 Bình chọn)